Chương trình Thành phố 18H
Chương trình ca nhạc "Sing for Life, Sing for Love" đã có ba số phát sóng. Hôm 27-8, minishow "F0 không cô đơn" được tổ chức theo hình thức trực tuyến trên các nền tảng YouTube, Facebook… kéo dài khoảng 90 phút. Đêm nhạc "Vững tâm vượt qua đại dịch" diễn ra tối 8-8 là sự kết hợp của nhiều nghệ sĩ như: cello Đinh Hoài Xuân, nghệ sĩ xẩm Thu Phương, ca sĩ, nhạc sĩ Sỹ Luân…
Chương trình Chạm, sing & share
Chạm - Sing & Share là một dự án âm nhạc hát cho cộng đồng phi lợi nhuận, ở đó các nghệ sĩ và khán giả yêu nhạc từ khắp cả nước góp tiếng hát. Đây được xem là liều "vaccine tinh thần", tiếp thêm năng lượng tích cực. Âm nhạc của Chạm - Sing & Share gần gũi, giàu cảm xúc và trau chuốt trong từng câu hát, giai điệu.
Tất cả kết hợp hài hòa để khán giả tìm thấy "món ăn tinh thần" trong mùa dịch và kết nối với mọi người, bởi âm nhạc là thứ có thể thay lời muốn nói bay đi khắp nơi. Bằng những kỹ thuật và thiết bị sẵn có, các nghệ sĩ cố gắng sản xuất ra những video ca nhạc ý nghĩa.
Chương trình Cám ơn những điều phi thường
Hầu hết, các chương trình đều diễn ra trong tình trạng thiếu thốn và gấp rút. Từ khâu chuẩn bị đến lúc diễn ra, có khi chỉ là tranh thủ khoảng thời gian eo hẹp. Nhưng điều đó không hề gì, vì khán giả cần hiện tại là ý nghĩa, là tính chất nhân văn, cần thiết chứ không phải là sự hoành tráng, xum xuê của ánh đèn hay họa cảnh.
Chương trình "Cảm ơn những điều phi thường" diễn ra với khoảng 20 nghệ sĩ tham gia. MC Liêu Hà Trinh cho biết từ khâu ý tưởng đến khi chương trình ra đời là khoảng một tuần, trong khi những chương trình có số lượng lớn nghệ sĩ tham gia nếu tổ chức theo điều kiện thông thường phải mất ít nhất một đến hai tháng chuẩn bị.
Chị và hai thành viên đã dành ba ngày để xây dựng kịch bản, tìm tư liệu… Đạo diễn Ngãi Võ và một số thành viên khác tìm hình ảnh, nguồn clip, hoàn thiện khung chương trình cũng trong 3 ngày. Ê-kíp có một buổi tổng duyệt online.
Chương trình Sing for life, sing for love
Ông Trần Thành Trung (T Production) người cùng quản lý sản xuất "Thành phố 18h" cho biết từ thời điểm lên ý tưởng cho đến lúc hoàn thành số phát sóng đầu tiên chỉ trong 10 ngày. Đạo cụ sử dụng trong chương trình đều tận dụng từ các nguồn có sẵn. Các ê-kíp đều phải giảm tối đa nhân lực để bảo đảm công tác phòng, chống dịch. Vì thế, áp lực đặt lên vai đội ngũ sản xuất khá nặng, chưa kể có những thành viên còn làm tình nguyện viên chống dịch nữa nên hạn hẹp về thời gian.
Chương trình "Thành phố 18h" được phát trực tuyến trên 10 fanpage như: Thành Đoàn TP HCM; Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP HCM; Nhà văn hóa (NVH) Thanh niên TP HCM… mỗi thứ ba, năm, bảy hằng tuần với 3 nội dung chính: Kết nối chia sẻ; Từ nơi tuyến đầu và Lan tỏa năng lượng tích cực. Hai MC tại trường quay ở NVH Thanh niên TP HCM kết nối với khách mời từ xa. Một số ít người sắp xếp được sẽ đến đây ghi hình.
Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp nhiều nhà hát trên cả nước tổ chức được 3 số phát sóng chương trình nghệ thuật trên kênh YouTube Nghệ thuật Biểu diễn Việt Nam. Tại đây khán giả có thể nghe hát chèo, thưởng thức âm nhạc hiện đại, hay trải lòng với cải lương, kịch nói.
Nhiều chương trình nghệ thuật ý nghĩa những ngày này cũng xoa dịu phần nào khán giả
Khi làng giải trí đang gần như bị "đóng băng" vì dịch, những chương trình này đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho người dân, xoa dịu phần nào tâm lý căng thẳng trong dịch bệnh.
Bình luận (0)