Đạo diễn Quỳnh Thư
Trong bộ váy đen thiết kế cầu kỳ với họa tiết cánh bướm, nữ đạo diễn Quỳnh Thư bận rộn trò chuyện trong bộ đàm trong suốt buổi trình diễn thời trang dành cho trẻ em "International fashion runway" vừa mới diễn ra cách đây không lâu.
Là đạo diễn của chương trình, Quỳnh Thư "bao sân" từ việc ngoài sân khấu đến hậu trường. Từ âm thanh, ánh sáng đến việc kiểm soát đường catwalk của các mẫu nhí không chuyên. Ấy vậy mà, vừa nhìn thấy một khách mời đang luống cuống tìm chỗ ngồi vì lỡ đến trễ giờ khai mạc, chị Thư đã ngay lập tức nhìn thấy cùng với chỉ đạo về việc sắp xếp chỗ ngồi.
Người phụ nữ cứng rắn này đã tự lập hành trình cuộc đời mình
Từng để lại rất nhiều ấn tượng qua việc dàn dựng chương trình ca nhạc "Gọi tên bốn mùa" kỷ niệm sinh nhật nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhiều chương trình biểu diễn khác, không khó để người trong giới nhận ra dấu ấn đặc biệt của nữ đạo diễn này. Đó là một chương trình nổi bật về nội dung, khắc họa rõ nét chủ đề đêm diễn và kể với khán giả bằng giọng văn mạch lạc, ngọt ngào.
Nếu với người trong giới, cách dàn dựng chương trình chặt chẽ về nội dung của đạo diễn Quỳnh Thư là một điểm nhấn nhận dạng thì với khán giả, họ như được đọc một câu chuyện thú vị thông qua hình thức âm nhạc. Khán giả luôn tìm thấy mình trong những câu chuyện đó bởi câu chuyện được kể trong chương trình là những gì mà khán giả từng nghĩ đến.
Từ khó khăn, chị bước lên nấc thang của thành công
Quỳnh Thư cho hay đã kinh qua một quãng thanh xuân khốn khó, những ngóc ngách vất vả của cuộc sống mưu sinh. Vì vậy mà giữa cái tư duy bay bổng, lãng mạn của một học sinh giỏi văn, chị cũng có thừa những trải nghiệm thực tế với cuộc sống thường ngày. Điều đó giúp chị cân bằng được cảm xúc, câu chuyện mà chị muốn kể với khán giả thông qua những chương trình mà chị dàn dựng.
Chị cũng là một MC với tri thức uyên bác
Chị kể, gia đình chị nghèo đến mức, 2 chị cô (trong đó có MC Quỳnh Trâm) học "siêu giỏi" nhưng không có tiền vào TP HCM học đại học, nên đành học cao đẳng tại quê nhà Nha Trang. Đến lượt mình, chị đánh cược với mẹ "nếu không vào TP HCM học đại học, chị cũng không đi học nữa".
Nói là làm, chị khăn gói một mình vào TP HCM để đi thi đại học, ở nhờ nhà cô ruột. Vậy mà vào đến nơi, nhà cô ruột chuyển nhà đi đâu và lúc nào chị cũng không rõ. Đến lúc đó, chị mới biết sợ vì cảm giác bơ vơ, lạc lõng.
Nhưng, sĩ diện, chị cũng không thể quay về. "Tôi tìm đến những người chị khóa trên ở trường cấp 3 mà mình biết để mượn xe đạp đi thi, ở nhờ trong ký túc xá. Không nhớ hết những ngày đang ăn cơm dở mà nghe bảo vệ kiểm tra phòng xem có người lạ ở trong ký túc xá không, tôi lại vội chạy vào toilet đóng cửa để trốn" - chị nói. Vậy mà, mọi chuyện cũng qua.
Những khó khăn, vất vả đã làm nên một Quỳnh Thư cứng rắn
Nói về kỷ niệm mà chị nhớ nhất trong chuỗi thanh xuân của mình, chị cười tiết lộ rằng chị là "trùm nhảy tàu". Vì nghèo nên nhảy tàu để tiết kiệm chi phí ra vào giữa Nha Trang và TP HCM.
Công việc mà chị mưu sinh trong những ngày tháng sinh viên là làm MC tại các sân khấu với mức thù lao 50 ngàn đồng. Tất cả những trải nghiệm đó đã hình thành nên tính cách kiên trì của một Quỳnh Thư hiện tại.
Với một phụ nữ thành công như chị, chị chỉ mong tìm được sự cân bằng
Công việc của chị ngày càng thăng hoa hơn, là do có chồng bên cạnh, một người làm trong nghề luôn ủng hộ và song hành cùng chị.
Chồng là người đứng sau hỗ trợ chị rất nhiều
Với chị, ngoài sân khấu, chỉ có một nơi duy nhất mà chị muốn đến là nhà mình. Chị bộc bạch "đó là nơi bình yên nhất, nhiều niềm vui nhất mà tôi có trong cuộc sống này".
Bình luận (0)