xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

400 nhà khoa học hàng đầu bàn về đổi mới dạy và học

Yến Anh

(NLĐO)- 400 nhà lãnh đạo học thuật, chuyên gia giáo dục nổi tiếng đến từ các cơ sở giáo dục và các trường đại học hàng đầu trong và ngoài nước cùng thảo luận về đổi mới giảng dạy và học tập.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 17-6 đã chủ trì, phối hợp với Trường Đại học VinUni tổ chức hội nghị Đổi mới giảng dạy và học tập với chủ đề "Cùng kiến tạo văn hóa học tập cho tương lai".

400 nhà khoa học hàng đầu bàn về đổi mới dạy và học - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ kỳ vọng ý kiến đóng góp của các chuyên gia sẽ thúc đẩy phát triển chính sách, nhất là các chính sách kết nối giữa cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục thường xuyên

400 nhà khoa học, nhà lãnh đạo giáo dục dự hội nghị đến từ ĐH British Columbia (Canada), ĐH Duke-NUS (Singapore), Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), ĐH Kinh doanh Sydney (Úc), ĐH Thiên Tân (Trung Quốc)…, cùng các nhà lãnh đạo từ các trường uy tín của Việt Nam như ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Trường ĐH Bách Khoa - ĐH Quốc gia TP HCM, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Ngoại Thương, Trường ĐH Y Dược TP HCM, Trường ĐH Y Hà Nội…

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ khẳng định đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng bàn về các cách tiếp cận giáo dục mở trong điều kiện bình thường mới sau dịch Covid-19. Đây là diễn đàn mở tạo cơ hội để các nhà khoa học, các cán bộ quản lý giáo dục, các giáo viên, giảng viên phát triển quan hệ hợp tác, trao đổi, nghiên cứu với các đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu, đồng thời nhận diện và thúc đẩy văn hóa học tập suốt đời. Đồng thời, là nơi trao đổi, thảo luận về các phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập ở bậc ĐH tại Việt Nam, cũng như hỗ trợ nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục tại trường THPT.

Những ý kiến đóng góp tại hội nghị cũng sẽ thúc đẩy phát triển chính sách, nhất là các chính sách kết nối giữa cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục thường xuyên. "Tôi tin rằng khi tham gia mạnh mẽ hơn trong hệ thống giáo dục thường xuyên, các trường ĐH sẽ thể hiện mình là một thành viên hàng đầu, có năng lực lớn nhất đóng vai trò của một "đầu tàu" thúc đẩy toàn bộ hệ thống chuyển động nhanh hơn và tốt hơn" - Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.

400 nhà khoa học hàng đầu bàn về đổi mới dạy và học - Ảnh 2.

400 nhà lãnh đạo học thuật, chuyên gia giáo dục nổi tiếng đến từ các cơ sở giáo dục và các trường đại học hàng đầu trong và ngoài nước cùng thảo luận về đổi mới giảng dạy và học tập

Trình bày về "giáo dục trong thế kỷ 21", GS Sanjay Sarma, Phó Chủ tịch Trung tâm Học tập Mở, Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cho rằng, thế giới biến đổi không ngừng và sinh viên ngày nay phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải trong tương lai. Các trường ĐH cần đưa ra cách tiếp cận đột phá trong giáo dục, sử dụng nguồn học liệu mở, dùng công nghệ để cải tiến chương trình giảng dạy và phương pháp sư phạm nhằm chuẩn bị cho một tương lai hậu Covid-19 đầy thách thức nhưng cũng rất nhiều cơ hội cho khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ.

Sinh viên phải được học suốt đời. 4 năm ĐH chỉ là kiến thức nền, còn để làm việc suốt đời, sinh viên phải tiếp tục được học, được đào tạo, mà giáo dục trực tuyến là công cụ lý tưởng để đào tạo cho họ.

"Cần thay đổi nhận thức, có những công việc không cần bằng ĐH, chỉ cần chứng chỉ về chuyên môn nào đó. Và cũng chỉ có một số lĩnh vực, một số vị trí mới cần phải học đến thạc sĩ, tiến sĩ, hay tiếp tục nghiên cứu để có học hàm cao hơn"- GS Sanjay Sarma nêu quan điểm.

GS Sanjay Sarma cũng cho rằng, do tác động tiêu cực của đại dịch, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao, cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng khốc liệt. Số người xin nghỉ việc nhiều hơn, nhiều người nhận ra mình cần phải cập nhật lại kiến thức, kỹ năng làm việc của mình, nhất là để phục vụ việc làm trực tuyến. Nhu cầu học tập, đào tạo trực tuyến ngày càng tăng, và đó là cơ hội của các trường ĐH. Do đó, các trường ĐH cần áp dụng các mô hình mới, sử dụng nhiều công cụ đào tạo online để phục vụ nhu cầu người học.

400 nhà khoa học hàng đầu bàn về đổi mới dạy và học - Ảnh 3.

Các nhà khoa học quốc tế chia sẻ kinh nghiệm quản trị giáo dục, đổi mới phương pháp dạy và học sau dịch Covid-19

Trong khuôn khổ hội nghị, các phiên hội thảo chuyên đề do các chuyên gia giáo dục chủ trì đề cập đến các bài học kinh nghiệm khi áp dụng phương pháp sư phạm quốc tế như học tập theo nhóm, học tập theo dự án, học tập trải nghiệm… trong điều kiện thực tế tại Việt Nam. Hội nghị cũng đưa ra các xu hướng mới có tiềm năng thành công đột phá như đưa nghiên cứu vào giảng dạy, giáo dục khởi nghiệp, trao quyền cho sinh viên, học tập tự định hướng và hệ sinh thái học tập trực tuyến.

TS Lê Mai Lan, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH VinUni, khẳng định mong muốn tạo ra một "sân chơi phẳng", nơi các nhà lãnh đạo giáo dục có thể chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác toàn cầu, đồng thời là để thảo luận, tìm giải pháp định hình tương lai của giáo dục. Thông qua hội nghị, các nhà lãnh đạo học thuật sẽ cùng cam kết hành động để tạo ra các thay đổi mạnh mẽ trong giáo dục, gia tốc quá trình ươm mầm khởi nghiệp của sinh viên và rút ngắn thời gian đưa công trình nghiên cứu từ phòng thí nghiệm vào cuộc sống.

Hội nghị thường niên lần thứ 2 sẽ do ĐH Quốc gia Hà Nội đăng cai tổ chức vào năm 2023.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo