* Phóng viên: Theo quy định mới, sẽ có bao nhiêu diện học bổng do Bộ GD-ĐT tổ chức tuyển sinh đi học ở nước ngoài, thưa ông?
* Ông có thể nói rõ hơn về đối tượng và điều kiện cụ thể đối với ứng viên dự tuyển các học bổng này?
Học bổng ngân sách Nhà nước dự kiến bao gồm học bổng ĐH và học bổng thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập sinh. Ứng viên dự tuyển học bổng ĐH là những học sinh được Bộ GD-ĐT cử đi dự thi và đoạt giải Olympic quốc tế, người có năng khiếu đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật và thể thao, đã đoạt các giải thưởng quốc tế về nghệ thuật và thể thao. Cả hai đối tượng này phải có kết quả học tập các năm THPT và điểm tốt nghiệp đạt loại khá trở lên. Chúng tôi cũng dự kiến một số đối tượng khác cũng được nhận học bổng này.
Học viên bồi dưỡng tiếng Anh trước khi du học bằng ngân sách. Ảnh: TRUNG TÂM SEAMEO
* Nếu ứng viên đã trúng tuyển từ phía Việt Nam nhưng phía nước ngoài không tiếp nhận thì sẽ giải quyết thế nào?
Trường hợp này, thậm chí trường hợp phía nước ngoài tiếp nhận nhưng ứng viên không đi học thì ứng viên vẫn tiếp tục học tập tại cơ sở giáo dục đang theo học hoặc làm việc tại cơ quan cũ. Trường hợp người dự tuyển trúng tuyển học bổng diện hiệp định nhưng vì các lý do cá nhân xin rút, không đi học ở nước ngoài, làm mất chỉ tiêu học bổng của phía nước ngoài dành cho Việt Nam thì ứng viên không được phép đăng ký dự tuyển các chương trình học bổng khác cùng trình độ đào tạo trong thời gian 1 năm kể từ ngày có đơn xin rút đi học.
* Nếu ứng viên đi học nhưng không theo nổi chương trình phải về nước thì có phải bồi hoàn kinh phí không, thưa ông?
Trường hợp các ứng viên trúng tuyển đi học tại nước ngoài đã được Bộ GD-ĐT cử đi và cấp kinh phí, nếu chưa hoàn thành khóa học phải về nước vì các lý do khác nhau thuộc diện phải bồi hoàn kinh phí thì sẽ phải bồi hoàn khoản tiền đã được dùng để cử đi học, trừ các trường hợp bất khả kháng.
Bình luận (0)