Theo đó, khung năng lực này được chia làm 3 cấp (sơ cấp, trung cấp và cao cấp) và 6 bậc, được áp dụng từ 16-3.
Ở bậc 1, người học có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể, từ đó có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ. Bậc 2, người học có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản, có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hàng ngày. Ở các bậc tiếp theo, trình độ của người học sẽ dần được nâng cao và đến bậc 6, người học có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết, có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic, có thể diễn đạt tức thì, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp.
Theo Bộ GD-ĐT việc ban hành khung năng lực này tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi giáo dục, công nhận văn bằng, chứng chỉ với các quốc gia ứng dụng khung tham chiếu chung châu Âu.
Bình luận (0)