xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ trưởng GD-ĐT: Chuẩn bị đón học sinh trở lại trường ngay sau Tết nguyên đán

Yến Anh

(NLĐO)- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị các lãnh đạo địa phương khẩn trương, kiên quyết chuẩn bị các điều kiện chu đáo để học sinh trở lại trường ngay sau dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ngày 19-1 đã tổ chức hội thảo trực tuyến về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh ngành giáo dục đã linh hoạt trong hoạt động dạy học. Sau một thời gian dài học trực tuyến đã phần nào duy trì được nhịp độ dạy học. Tuy nhiên nếu kéo dài hơn dạy học gián tiếp với các hình thức trên truyền hình, qua internet, những tác động tiêu cực sẽ lớn dần, gia tăng, ảnh hưởng đến cả người dạy và học.

Bộ trưởng GD-ĐT: Chuẩn bị đón học sinh trở lại trường ngay sau Tết nguyên đán - Ảnh 1.

Học sinh Hà Nội hào hứng trở lại trường

"Đến thời điểm này, khi các điều kiện đã được tăng cường, chúng ta đã có đẩy đủ căn cứ, kinh nghiệm để quyết tâm đưa học sinh quay trở lại trường học. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất ráo riết việc đưa học sinh trở lại trường học. Chúng tôi đề nghị các lãnh đạo địa phương chuẩn bị các điều kiện chu đáo để học sinh trở lại trường, cần có kế hoạch và hành động kiên quyết hơn, mạnh mẽ hơn. Đưa học sinh THCS trở lên đến trường học là một yêu cầu. Còn với học sinh mầm non, tiểu học, cần chuẩn bị các điều kiện, cần làm tư tưởng để có sự đồng thuận của phụ huynh, giáo viên. Tránh tình trạng cực đoan, hoặc là chần chừ e dè thái quá, hoặc chủ quan, chuẩn bị không chu đáo, phó mặc cho các trường, cho thầy cô"- Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng lưu ý trong những ngày đầu học sinh quay trở lại trường, cần có hoạt động cho học sinh hội nhập trở lại. Học trực tuyến kéo dài khiến học sinh ngại học trực tiếp vì mất thói quen trong thời gian dài. Tạo cho học sinh cảm giác hứng thú khi đến trường. Tuy nhiên, cũng không được lãng phí những nội dung tích cực có được khi dạy học trực tuyến trong thời gian qua.

"Ngành giáo dục xác định năm 2022 là năm trọng tâm của việc củng cố, bù đắp kiến thức, chuẩn bị tốt cho các năm tiếp theo"- Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định theo báo cáo của các chuyên gia, các địa phương, gần 2 năm qua, đã tổ chức dạy học hết sức linh hoạt. Tuy nhiên dạy học trực tuyến kéo dài ảnh hưởng đến tâm sinh lý, sức khỏe tâm thần và thể chất. Vì vậy, Bộ Y tế hoàn toàn ủng hộ chủ trương dạy học trực tiếp của Bộ GD-ĐT theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

PGS-TS Phạm Mạnh Hà, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, nói thêm việc không được đến trường đã khiến các mối quan hệ bạn bè, hoạt động vui chơi ngoài trời bị gián đoạn, từ đó trẻ dễ rơi vào hụt hẫng, cảm thấy cô độc, sợ hãi. Học trực tuyến nhiều giờ, lặp đi lặp lại, bó hẹp trong gian nhỏ hẹp cũng khiến trẻ dễ có cảm giác bị cô lập, bỏ rơi, buồn chán và sợ hãi. Việc ở nhà nhiều, tiếp cận với phương tiện internet nhiều nhưng thiếu kiểm soát dễ khiến trẻ lạm dụng game, rối loạn cảm xúc, kích động, hoang mang lo lắng.

Theo thống kê gần đây của viện Sức khỏe tâm thần, tỉ lệ học sinh sinh viên đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện tăng vọt, chiếm đến 30% trên tổng số bệnh nhân. Theo nghiên cứu của ĐHQG TP HCM về các vấn đề sức khỏe tinh thần của sinh viên cho thấy 56,8% thiếu tập trung và không hứng thú học tập, 48% thấy tự ti, mất phương hướng, 56,2% bị rối loạn giấc ngủ, 35,7% thấy tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng không lý do.

Ông Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD-ĐT) cho hay, việc tạm dừng đến trường trong nhiều tháng liên tiếp tác động rất lớn đến tâm lý, tư tưởng của học sinh, nhà giáo và cả các phụ huynh.

Trước diễn biến của đợt dịch Covid-19 thứ tư (từ ngày 27-4-2021 đến 18-1-2022) toàn ngành có 130.014 cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên nhiễm Covid-19.

Đến hết ngày 18-1-2022, có 4.797 cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của ngành đang điều trị Covid-19.

Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Y tế đẩy mạnh công tác tiêm chủng cho học sinh 12-17 tuổi.

Cụ thể, tính đến ngày 15-1-2022, số học sinh đã được tiêm mũi 1 là hơn 6,5 triệu (trên tổng số 7.213.883 học sinh); số học sinh tiêm mũi 2 là hơn 5,2 triệu (đạt 72,24%).

Số cán bộ, giáo viên, nhân viên trường học được tiêm mũi 2 là hơn 1,22 triệu (trên tổng số 1.494.618 người). Còn số đã tiêm mũi 3 là 422.519 người (đạt 28,2%).

Đến ngày 15-1-2022, có 43/63 tỉnh/thành phố đã cho học sinh mầm non đi học trở lại; có 46/63 tỉnh/thành phố cho học sinh tiểu học đến trường chiếm tỉ lệ 57,38% học sinh tiểu học/cả nước; 53/63 tỉnh/thành phố cho học sinh THCS, THPT (nhất là học sinh khối lớp 7 đến lớp 12) học trực tiếp chiếm tỉ lệ 69% học sinh/cả nước.

Dự kiến đến ngày 7-2-2022, có thêm 8 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trực tiếp.

Tại TP HCM, một trong những địa phương là tâm dịch trong đợt bùng phát lần thứ tư - việc mở cửa trường học được tiến hành từng bước. Sau khi thí điểm cho học sinh xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ) đi học trực tiếp vào đầu tháng 11-2021, từ ngày 13-12-2021, TP HCM đã triển khai dạy học trực tiếp cho học sinh khối 9 và 12, và từ ngày 04-01-2022 đối với khối 7, 8, 10, 11.

Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP HCM, tỷ lệ đến trường của học sinh đạt từ 92% đến gần 96% tùy từng khối. Sở GD-ĐT TP HCM hiện đã có văn bản đề xuất tổ chức dạy trực tiếp với bậc mầm non, tiểu học và khối lớp 6, trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ, từ 7-02-2022. Các trường đại học tại TP HCM cũng đã lên kế hoạch cho sinh viên quay trở lại trường học trực tiếp sau Tết nguyên đán.

Để thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, việc triển khai dạy học trực tuyến, qua truyền hình là giải pháp tất yếu. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cho rằng việc kéo dài học trực tuyến, kéo dài thời gian ở nhà của học sinh không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục, mà còn kéo theo những hệ lụy về sức khỏe, tâm lý, phát triển thể chất của học sinh.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện có khoảng 70.000 sinh viên năm cuối chưa thể tốt nghiệp đại học, cao đẳng do thiếu các yêu cầu về thực tập, thực hành năm cuối, điều này ảnh hưởng rất lớn tới nguồn nhân lực cho đất nước.

Cùng với tiến độ tiêm vắc-xin cho học sinh 12-17 tuổi, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương mạnh dạn triển khai mở cửa trường học trong trạng thái bình thường mới các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh an tâm lao động, góp phần phục hồi kinh tế và ổn định xã hội.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo