* Phóng viên: Cách đây hơn 10 năm, GS là người đề xuất việc thanh tra, kiểm tra văn bằng, chứng chỉ giả của cán bộ. Bắt nguồn từ đâu mà GS có đề xuất này?
- GS Phạm Minh Hạc: Hồi đầu những năm 2000, tại một hội nghị thanh tra giáo dục toàn quốc do bộ trưởng Bộ GD-ĐT lúc ấy là ông Nguyễn Minh Hiển chủ trì, tôi đã nêu ý kiến cần phải kiểm tra việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả. Với kinh nghiệm quản lý giáo dục, tôi thấy đây là điều cần phải làm để giải quyết triệt để những tiêu cực trong học đường. Ông Lê Quán Tần, lúc đó là chánh thanh tra giáo dục, đã triển khai rất tốt việc thanh tra. Kết quả là một thời gian sau đã phát hiện hơn 10.000 trường hợp sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả. Một số người đã bị kỷ luật, số khác bị thôi chức.
Tuy nhiên, sau khi ông Tần chuyển công tác khác thì việc thanh tra bị buông lỏng, có nơi lãng quên và không thể tổng kết được bao nhiêu người sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả đã bị xử lý. Nếu hồi đó làm cương quyết, triệt để thì đã có thể thanh toán được vấn nạn này nhưng gần đây, người sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả ngày càng gia tăng. Thậm chí, như người ta nói, nạn “mua bằng, bán điểm” diễn ra ngang nhiên. Nhiều cán bộ bị phát hiện sử dụng bằng giả ở khu vực ĐBSCL nhưng tôi nghĩ ở các nơi khác cũng nhiều chẳng kém.
* Theo đánh giá của GS, lý do nào khiến nhiều người sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả như vậy?
* Bộ Nội vụ đã có quy định xử lý văn bằng, chứng chỉ giả nhưng dường như chưa đủ mạnh để khiến người ta phải sợ. Theo GS, phải xử lý như thế nào mới hiệu quả?
- Tôi nghĩ người giả dối, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả phải bị buộc thôi chức, chỉ nên cho họ lao động một cách đơn giản trong các ngành nghề nào đó chứ không giao bất cứ chức vụ nào. Càng leo cao thì họ càng gây nguy hiểm cho cơ quan, cho cộng đồng. Theo tôi, Ban Tổ chức Cán bộ Trung ương phải vào cuộc triệt để, chứ chỉ riêng ngành giáo dục thì không giải quyết được vấn đề này.
Bình luận (0)