Quá đáng quá! PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long, đã thốt lên như vậy, khi đề cập cách tuyển dụng cán bộ công chức (CBCC) của tỉnh Nam Định.
Không công bằng
TS Kiều Xuân Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM (trường có 2 sinh viên tốt nghiệp bị Nam Định từ chối dự tuyển), cho rằng tuyển dụng CBCC theo cách của Nam Định hay Đà Nẵng (từ chối hệ tại chức) là chỉ nhìn vào hình thức để đánh giá hơn là đi vào đánh giá năng lực thật sự của người tham gia tuyển dụng.
TS Trần Hành, Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai), đặt câu hỏi: “Những sinh viên tự túc du học nước ngoài và học ở trường ngoài công lập trở về, Nam Định có tuyển dụng?”. Theo TS Trần Hành, chủ trương không tuyển CBCC đối với những người tốt nghiệp ở trường ngoài công lập đã làm phương hại đến nền giáo dục.
Vô tình loại người giỏi
Chúng tôi biết sẽ vấp phải phản ứng của dư luận nhưng không phải tự dưng mà tỉnh Nam Định ra quyết định này. Qua quá trình đánh giá sơ bộ về việc tuyển dụng sinh viên, phải nói thẳng là sinh viên hệ dân lập có đầu vào rất thấp, không thể so với sinh viên các trường công lập. |
Phạm Trường Sinh, sinh viên năm 4 Khoa Cơ điện Điện tử Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TPHCM, cho rằng trên thực tế, nhiều sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH ngoài công lập rất thành công khi ra trường. Anh Huỳnh Lê Nguyên, Phó Giám đốc kinh doanh của Công ty Toyota Đông Sài Gòn, tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ, đi làm năm 2002, chỉ sau 6 năm, anh đã đủ sức đảm nhận vị trí phó giám đốc kinh doanh. Tương tự, học cùng khoa, cùng trường với anh Nguyên, tốt nghiệp năm 2003, chị Hoàng Thị Ngọc Quỳnh làm việc ở Hội Liên hiệp Thanh niên TPHCM. Đến năm 2008, chị thành lập công ty riêng và nay là giám đốc Công ty CP Đào tạo dịch vụ và tư vấn Đỉnh Cao, hoạt động chuyên về tư vấn thuế và dịch vụ kế toán. Công ty của chị Quỳnh có hơn 100 doanh nghiệp là khách hàng thường xuyên.
Người nhận học bổng danh giá của EU Đang là sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội, Dương Thanh Long quyết định chuyển sang học tại một trường tư thục mới mở là ĐH FPT. “Thực tế, ĐH Bách khoa cũng không hẳn là tốt như mình nghĩ, có nhiều môn mình học nhưng không biết để làm gì, trong khi ngoại ngữ lại không được coi trọng. Điều này khiến mình cảm thấy bị phí thời gian”- Long cho biết. Tốt nghiệp năm 2011, Long là sinh viên duy nhất của Việt Nam được nhận học bổng Eramus Mundus chuyên ngành công nghệ xử lý ngôn ngữ dạng ứng tuyển tự do. Đây là học bổng danh giá của EU, trị giá 48.000 euro (gần 1,5 tỉ đồng), mỗi năm trao không quá 15-20 suất trên toàn thế giới. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 19-10, trước khi lên đường theo học chương trình thạc sĩ tại Cộng hòa Czech và Úc, Dương Thanh Long thẳng thắn: Trong một tập hợp bao giờ cũng có người này người kia. Vì vậy, không thể nói công lập là giỏi; dân lập, tư thục là kém. Tư duy này sẽ dần được thay đổi trong thời gian tới.. |
Kỳ tới: Khi ĐH mọc như nấm
Bình luận (0)