Em Trần Xuân Phát, tình nguyện viên của Trường ĐH Kiến trúc TP HCM, hướng dẫn các thí sinh cách học và thi môn vẽ . Phát chia sẻ: “Em chỉ cho các bạn những kinh nghiệm của mình khi đi thi và trong quá trình học. Em thấy môn vẽ tương đối khó học nên cần có “mẹo”. Số tài liệu này là những kiến thức bổ ích mà tụi em chắt lọc được”.
Trường ĐH Công nghệ Thực phẩm TP HCM, số thí sinh đến làm thủ tục dự thi cũng đạt 80%.
Tranh thủ ôn bài trong lúc chờ vào làm thủ tục dự thi
Chen chúc qua cổng Trường ĐH Kiến trúc TP HCM để làm thủ tục dự thi
Sinh viên tình nguyện Xuân Phát nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm học và thi môn vẽ của mình cho thí sinh
Sinh viên tình nguyện hướng dẫn phụ huynh tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM
Thí sinh làm thủ tục dự thi tại Trường ĐH Sài Gòn
Trong buổi làm thủ tục dự thi vào sáng 3-7, tại ĐH Huế có 17.350/20.899 thí sinh đăng ký dự thi đến làm thủ tục, đạt tỉ lệ 83,02%.
Toàn bộ các tình nguyện viên của Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán, thuộc Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đến các hội đồng thi để ghi phiếu và hướng dẫn thí sinh các địa chỉ phục vụ cơm chay miễn phí.
Trong 2 đợt thi ĐH năm nay, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán sẽ tặng 12.000 suất cơm chay miễn phí với tổng trị giá 300 triệu đồng cho các thí sinh và người nhà. Địa điểm tiếp sức là Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, TP Huế) và các chùa Thành Nội, Cát Tường, An Hòa. Ban tổ chức cũng sẽ phát cơm hộp cho thí sinh tại các địa điểm thi.
Sinh viên tình nguyện ĐH Huế chỉ dẫn phòng thi cho thí sinh
Giám sát chặt thiết bị mang vào phòng thi
Ông Mỵ Giang Sơn, Trưởng Phòng Đào tạo Trường Sài Gòn, cho biết trong sáng 3-7, trường đặc biệt chú trọng đến vấn đề phổ biến cho thí sinh thiết bị được mang vào phòng thi. Theo quy định, thí sinh được mang vào phòng thi các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác. Bộ GD-ĐT cũng đã có công văn hướng dẫn thêm nêu rõ các thiết bị trên phải không có loa và tai nghe, không có màn hình hiện thị hình ảnh, không có bộ phận chức năng truyền thông tin (bluetooth, wifi)…
Tuy nhiên, theo ông Sơn, đa số cán bộ coi thi bối rối trong việc phân biệt loại thiết bị nào được và không được mang vào. Do đó, tại các phòng thi, trường đều dán công văn hướng dẫn của bộ về việc mang thiết bị vào phòng thi và lưu ý cán bộ coi thi kiểm tra kỹ thiết bị thí sinh mang vào phòng thi, nếu không xác định được thiết bị có được phép mang vào thì lập biên bản tạm giữ thiết bị để kiểm tra, sau đó trả lại cho thí sinh. “Đây là vấn đề khá phức tạp bởi đa số cán bộ coi thi không rành về máy móc, thiết bị” - ông Sơn nói. Ông Phạm Thái Sơn, Phó Trưởng Phòng Đào tạo - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm, cho biết trường cũng rất chú trọng đến việc thí sinh mang thiết bị vào phòng thi. Trường đã yêu cầu cán bộ coi thi nếu có vấn đề nghi vấn phải chuyển ngay thiết bị cho hội đồng thi xử lý, đồng thời nếu thí sinh nào muốn sử dụng thiết bị cho phép thì phải báo trước cho cán bộ coi thi để thuận tiện trong quá trình giám sát. |
Bình luận (0)