xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chọn người tài hay chọn "ưu tiên"?

Trang Nguyễn

Xung quanh đợt xét tuyển ĐH năm nay có khá nhiều chuyện bi hài. Một trong số đó là thí sinh đạt 29,25 vẫn Trượt ĐH Y Hà Nội. Vấn đề cộng điểm ưu tiên cho thí sinh khi xét tuyển ĐH liệu có công bằng lại một lần nữa gây tranh cãi.

Bản thân tôi là một nhà giáo đã tham gia kỳ thi tuyển sinh cách đây hơn 15 năm. Chúng tôi đã được cộng 0,5 điểm ưu tiên vì khu vực 2. Số điểm ấy thật sự quý giá đối với thí sinh khi mà cuộc đua căng thẳng vào các trường ĐH tính đến từng số thập phân. Thời ấy, điều kiện học tập ở vùng quê khá hạn chế. Chúng tôi học môn tin học chỉ trên lý thuyết và những lần ngồi gộp cùng bạn sử dụng máy tính thật sự hiếm hoi. Việc học thêm học kèm còn khá ít ỏi. Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn về điều kiện học tập rất xa vời.

Đó là còn chưa kể sự thiếu thốn đủ bề về cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy của các bạn học sinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Hay đối với con em dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, việc cộng điểm ưu tiên là một chính sách nhân văn, đảm bảo an sinh xã hội.

Tuy nhiên, trong điều kiện ngày nay, khi mặt bằng dân trí giữa các vùng miền đã được thu hẹp, điều kiện học tập ở nhiều khu vực không quá chênh lệch như trước thì việc giữ nguyên chính sách ưu tiên như mấy chục năm nay đã bộc lộ khá nhiều bất cập. Nhất là khi tổng điểm ưu tiên mà mỗi thí sinh có thể hưởng lên đến 3,5 điểm. Điều đó thật sự không công bằng cho thí sinh.

Nếu một thí sinh đạt 29,25 điểm lại trượt trong khi một thí sinh khác chỉ tầm 26 điểm cộng thêm diện ưu tiên lại có thể nghiễm nhiên trở thành tân sinh viên y khoa, liệu chúng ta đã đánh rơi một người tài không? Trường ĐH mất một người tài đồng nghĩa với xã hội mất một bác sĩ giỏi tương lai và cơ hội chăm sóc tốt sức khỏe của người dân bị thu hẹp lại.

Dẫu biết đại học là cả một quá trình đào tạo lâu dài nhưng "hạt giống tốt" sẽ cho quả ngọt. Người học có chất lượng đầu vào cao thì cơ hội đào tạo trở thành người giỏi sẽ cao. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả tuyển sinh năm nay thì các trường ĐH vẫn đang chọn "ưu tiên" thay vì chọn người tài.

Nhiều ý kiến phản biện đã được đưa ra, thiết nghĩ đã đến lúc Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có những điều chính hợp lý chính sách ưu tiên. Một số ngành đặc thù như y khoa, giáo dục cần có sự cạnh tranh công bằng bằng năng lực thật sự của thí sinh, không nên áp dụng bất kỳ chính sách ưu tiên nào.

Đối với những ngành nghề khác, cần hạ điểm ưu tiên khu vực và đối tượng để tạo sự công bẳng với thí sinh không được ưu tiên. Quan trọng là cần rà soát lại chính sách ưu tiên, xem xét địa lý vùng miền, khu biệt các trường thật sự khó khăn cần cộng điểm cũng như ngăn chặn các trường hợp chạy hộ khẩu để kiếm điểm ưu tiên như thời gian qua.

Bên cạnh đó, chính sách an sinh xã hội cần quan tâm nhiều hơn đến nhóm đối tượng thí sinh thuộc diện chính sách. Tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh thuộc diện ưu tiên đảm bảo tương lai như miễn học phí, hỗ trợ học bổng, tăng tiền trợ cấp, tạo cơ hội học nghề… Đó chính là giải pháp tối ưu nhất để chọn người tài và hỗ trợ người ưu tiên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo