xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Cô đánh có thủ thuật vào tay và mông"

Theo Anh Minh (Khampha.vn)

Dấu hiệu để trẻ có thể đang bị bạo hành là rụt rè, hay sợ hãi, đêm ngủ hoảng sợ, giật mình, đêm có những giấc mộng khiến trẻ sợ, khóc, bỏ ăn, không muốn đến trường hoặc khi đến trường thì lắc đầu và nói “không”.

Sau vụ việc Bảo mẫu hành hạ trẻ ở Trường Mầm non Tư thục Phương Anh (quận Thủ Đức, TP HCM), nhiều phụ huynh bắt đầu thắc mắc về cách làm sao phát hiện chuyện trẻ bị bạo hành. Chúng tôi đã cuộc trao đổi với TS Nguyễn Thị Kim Quý (Giảng viên ĐH Sư Phạm Hà Nội - cố vấn đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em của Cục Bảo vệ Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội) về cách phát hiện con bị bạo hành ở trường và lưu ý chuẩn bị cho con đi học mầm non.

Mẹ có thể tự phát hiện dấu hiệu con bị bạo hành

* PV: Sau khi xem clip bạo hành trẻ em ở Trường Mầm non Tư thục Phương Anh, tiến sĩ có sự lo lắng nào về sự ảnh hưởng đến tâm lý lâu dài của các cháu xuất hiện trong clip?

TS Nguyễn Thị Kim Quý: Sau khi xem clip, tôi cũng bất bình như nhiều phụ huynh khác. Đối với trẻ con, hành hạ về thể xác như vậy không chỉ để lại những nỗi đau trên cơ thể mà có thể để lại những stress, lo âu, sợ hãi làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý sau này. Thậm chí đến khi trưởng thành, trẻ có thể bạo lực hơn vì từ bé chứng kiến cảnh bị bạo lực, sống trong bạo lực… Sau khi sự việc bị đưa ra ánh sáng, một số phụ huynh mới cho biết con có những biểu hiện sợ sệt, sợ đến trường…, đó là những biểu hiện của ảnh hưởng tâm lý.

img
"Với trẻ chưa biết nói sẽ có những ngôn ngữ tâm lý để bố mẹ nhận ra bé đang bị bạo hành" - TS Kim Quý nói.

* Qua vụ việc này, dư luận có nói đến sự vô nhân đạo, không còn tình người của giáo viên. Tuy nhiên, trong vấn đề này, phụ huynh cũng có một phần trách nhiệm?

Ở góc độ xã hội, việc đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non chính quy chưa giáo dục tốt nhân cách của giáo viên. Trẻ mẫu giáo đang trong quá trình hình thành những nét tính cách đầu đời, lẽ ra phải giáo dục lòng nhân ái, vị tha, quan tâm mọi người thì các cô giáo lại làm ngược lại. Lòng nhân ái trong những năm đầu đời là vô cùng quan trọng bởi đó là ngọn nguồn để gây dựng tình cảm xã hội. Từ khi sinh ra đến 2 tuổi là giai đoạn xây dựng lòng tin, còn các em trong clip bị hành hạ như vậy thì sẽ có cảm giác sợ hãi, mất hết lòng tin với cô giáo. Mặt khác, các lớp tại chức đào tạo giáo viên mầm non nhiều nhưng chất lượng cũng chưa thật sự đảm bảo.

Một vấn đề nữa đặt ra là chính quyền cũng có phần trách nhiệm. Trường lớp không đủ tiêu chuẩn vẫn cấp phép là không chấp nhận được.

Về phía phụ huynh, nhiều sự việc xảy ra trước đó đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh nhưng bố mẹ quan tâm chưa tốt. Mặc dù thấy con biểu hiện thu mình và sợ sệt mà vẫn không tìm hiểu nguyên nhân. Việc theo dõi các thay đổi tâm lý của con chưa chu đáo nên không phát hiện sớm vấn đề.

* Việc các cô giáo đánh, tát trẻ trong clip liệu có phải do xuất phát từ tâm lý "thương cho roi cho vọt"?

Thực tế, hiện nay nhiều phụ huynh vẫn mang tâm lý dùng roi vọt để phạt con. Dù biết roi vọt đôi lúc không giải quyết được vấn đề nhưng vẫn dùng như một cách thức để khiến con vâng lời. Tâm lý “thương cho roi cho vọt” của phụ huynh khiến cô giáo cũng theo quan điểm như vậy nên dùng roi vọt, đánh trẻ để trẻ ngoan và vâng lời hơn. Vì vậy, việc cần làm là phụ huynh phải bỏ thói quen dùng roi vọt tại gia đình, hãy giáo dục bằng lời nói và trò chuyện với con để gây dựng tình cảm.

* Theo tiến sĩ, dấu hiệu nào cho thấy trẻ chưa biết nói hoặc nói chưa rõ đang bị bạo hành mà phụ huynh cần lưu ý?

Với trẻ chưa biết nói sẽ có những ngôn ngữ tâm lý để bố mẹ nhận ra. Dấu hiệu để trẻ có thể đang bị bạo hành là rụt rè, hay sợ hãi, đêm ngủ hoảng sợ, giật mình, có những giấc mộng khiến trẻ sợ, khóc, bỏ ăn, không muốn đến trường hoặc khi đến trường thì lắc đầu và nói “không”. Tất nhiên, không phải biểu hiện nào trong đó cũng là bị bạo hành nhưng phụ huynh phải suy nghĩ, tìm hiểu và xem xét. Ngoài ra, cô giáo còn đánh trẻ có thủ thuật là đánh vào tay và mông, chứ không đánh vào đầu, lưng… Vì vậy, phụ huynh có thể hỏi con “có ai đánh vào tay con không”, “có ai đánh vào mông không”, trẻ chưa biết nói nhưng sẽ gật đầu hay không để bố mẹ có thể trao đổi trực tiếp với giáo viên.

* Còn với trẻ đã nói rõ, làm thế nào để phụ huynh phát hiện con mình đang bị bạo hành?

Với trẻ đã biết nói thì dễ dàng hơn, phụ huynh có thể hỏi con, tâm sự với con, hãy cố gắng trở thành người bạn lớn của con để bé chia sẻ những câu chuyện nhỏ hằng ngày. Sau một ngày đi học của con, bố mẹ có thể hỏi con “hôm nay con đi học có vui không?”, “con có cần mẹ giúp đỡ gì không?”, “có điều gì khiến con sợ hãi hay không?”….

* Vậy để tạo được sợi dây tình cảm giữa cha mẹ với con, phụ huynh cần chú ý điều gì?

Để con nói ra được những việc xảy ra ở trường hoặc mạnh dạn trò chuyện với bố mẹ thì phụ huynh phải hiểu con. Nhiều khi con nói từ “không” không phải là chống đối hay vô lễ mà đó là do bé chưa đủ ngôn ngữ để diễn đạt được. Vì vậy, phụ huynh phải tìm hiểu rõ ngọn ngành câu chuyện. Mặt khác, khi ở bên cạnh con cũng cần sự ân cần, vỗ về không nên quát mắng con. Bởi điều đó làm cho trẻ sợ hãi, nhiều bé mang tâm lý ở trường cô cũng mắng, về nhà mẹ cũng mắng như nhau. Thậm chí, cô giáo đánh hay quát còn sợ hơn nên không dám nói với bố mẹ.

Nên cho trẻ đi học mầm non khi trên 1 tuổi

* Thực tế hiện nay, nhiều bà mẹ dù con còn nhỏ nhưng do phải đi làm, không có người trông hộ con nên đành phải gửi vào nhà trẻ, lớp mầm non. Theo tiến sĩ, nên cho trẻ đi học mầm non từ thời điểm nào?

Thời điểm tốt nhất cho trẻ tới trường là khi trên 1 tuổi. Có nghĩa là lúc trẻ đã biết tự vận động, tự đi lại, biết tự ăn…thì đi học sẽ yên tâm hơn. Với những gia đình mà mẹ không thể ở nhà trông được thì nên nhờ người thân trông hộ hoặc mẹ xin nghỉ thêm để con được chăm sóc chu đáo nhất.

* Nếu cho bé đi nhà trẻ sớm hơn 1 tuổi, có vấn đề gì đáng lo ngại?

Thật ra trong điều kiện hiện nay mà cho con đi nhà trẻ trước 1 tuổi là khó khăn. Bởi vì ở trường rất đông các cháu, các cô thì không thể chăm cho riêng một bé. Những năm đầu đời, trẻ cần tạo điều kiện cho việc ăn uống, gieo mầm tình cảm yêu thương, sự gắn bó giữa gia đình và con…Vì vậy, các phụ huynh nên cho bé đi học mẫu giáo khi đã trên 1 tuổi.

* Nhưng thực tế là nhiều bà mẹ vẫn muốn gửi con khi bé chưa đến 1 tuổi vì gia đình bận đi làm. Tiến sĩ có lưu ý gì với phụ huynh trong trường hợp này?

Vấn đề này cũng cần được quan tâm vì có một số trường tư nhận trẻ dưới 1 tuổi, còn trường công lập thì không nhận trẻ ít tuổi như vậy. Trong khi đó, phụ huynh không có ai trông con giúp nên muốn gửi con để yên tâm đi làm. Nếu phụ huynh trong trường hợp đó mà chọn gửi con ở trường tư hoặc cơ sở giữ trẻ tư thì phải lưu ý đầu tiên đến cơ sở vật chất và giáo viên tâm huyết, qua tiếp xúc có thể cảm nhận được phần nào về sự chăm sóc, quan tâm đối với các em.  Còn nếu gửi cho những người có kinh nghiệm giữ trẻ thì phải lưu ý là người quen biết, hiểu rõ về lý lịch và người đó phải có khả năng trông, giữ, chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, gửi trẻ dưới 1 tuổi như vậy vẫn là điều bất đắc dĩ, tốt nhất vẫn là nhờ ông bà nội, ngoại, người thân trông giữ. Trước khi gửi trẻ đến trường nào cũng phải tìm hiểu chọn lọc, cân nhắc thật kỹ càng.

* Tiến sĩ có thể chia sẻ những lưu ý với phụ huynh khi chọn trường cho con?

Phụ huynh nên theo dõi diễn đàn cha mẹ để lắng nghe những chia sẻ về trường nào tốt, trường nào không tốt hoặc tham khảo ý kiến những người quen đã từng cho con đi học. Khi chọn trường, hầu hết phụ huynh vẫn chọn mức học phí vừa túi tiền, chọn trường tư thục cũng được nhưng phải tham khảo các nguồn thông tin về trường. Phụ huynh có thể đến tận nơi quan sát môi trường sư phạm, chất lượng nuôi dạy, chăm sóc các bé, tiếp xúc trực tiếp với giáo viên xem xét thái độ của họ. Việc xem các chứng chỉ sư phạm thì hơi khó nhưng phụ huynh có thể tìm hiểu trực tiếp tại phòng giám hiệu, tìm hiểu về những người dân xung quanh trường…

* Trước khi con đi học, phụ huynh cần tập cho trẻ những thói quen nào, thưa tiến sĩ?

Trước khi cho con đi học, phụ huỳnh cần dạy cho bé tính tự lập, nhiều phụ huynh quen với việc ôm ấp con nên khi  trẻ đi học sẽ rất bỡ ngỡ. Mặt khác, dạy cho con biết tự ăn, không nên làm hộ việc xúc cơm vì trẻ 1 tuổi là có thể tự ăn được rồi. Trẻ muốn phát triển trí tuệ thì trước hết phải phát triển đôi bàn tay, bố mẹ làm hộ hết những việc con có thể làm được thì làm sao não phát triển được. Trước khi đi học, trẻ cũng cần tự biết đi lại, vận động, biết đi tè…


 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo