Theo Phó Thủ tướng, trong các trường học, hiệu trưởng có đủ các thứ quyền “phân công”. Và tình trạng này tồn tại ở rất nhiều trường phổ thông, nhất là các trường tiểu học.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa thừa nhận có thực tế văn bản quy chế dân chủ rất nhiều nhưng việc thực hiện tại nhiều cơ sở GD-ĐT còn hình thức, sơ sài, chưa hiệu quả, chất lượng chưa cao. Một số cơ sở giáo dục vẫn còn xảy ra tình trạng mất dân chủ, cá biệt có cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đánh giá thẳng thắn việc mất dân chủ, tình trạng khiếu kiện ở một số cơ sở giáo dục được phản ánh thời gian qua là cá biệt hay là tương đối nhiều trong các nhà trường. “Chúng ta nhìn thẳng vào những bất cập cũng phải rất nỗ lực mới khắc phục được nhưng nếu không nhìn thẳng vào thì chắc chắn không bao giờ khắc phục được” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Trả lời câu hỏi này, bà Nghĩa cho rằng vai trò của người đứng đầu rất quan trọng trong thực hiện dân chủ trong cơ sở giáo dục. Đơn cử tình trạng khiếu kiện vượt cấp ở một số trường ĐH hay vụ việc Trường Tiểu học Nam Trung Yên vừa qua là bài học kinh nghiệm về dân chủ, về trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường.
Cũng theo bà Nghĩa, việc lập hội đồng trường, một cơ cấu để giám sát, phân chia quyền lực với người đứng đầu nhằm ngăn chặn sự mất dân chủ trong nhà trường theo quy định của pháp luật chưa được coi trọng. Hiện mới có 16 trường ĐH trong số các trường do bộ quản lý thành lập hội đồng trường song hoạt động vẫn còn hình thức.
Kết luận hội nghị Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu việc thực hiện quy chế dân chủ trong môi trường giáo dục phải đi trước để lan tỏa tinh thần dân chủ trong toàn xã hội.
Bình luận (0)