PGS David M. Berman (Trường ĐH
PGS David M. Berman:
Vai trò của nhà xuất bản ở đâu?
Các ĐH ở Mỹ, nếu cán bộ, giảng viên “đạo” sách, giáo trình bị phát hiện thì sẽ bị đưa ra hội đồng khoa học kỷ luật ngay. Thường là người vi phạm sẽ bị đuổi việc. Mỗi trường có một hội đồng khoa học riêng, vận hành theo quy định riêng của nhà trường.
Khi sự việc “đạo” sách, giáo trình xảy ra thì nhà trường tự xử lý, không cần đợi phải đưa ra pháp luật gì cả. Đây là việc làm tự bảo vệ danh tiếng, uy tín của nghề nghiệp của ngành giáo dục. Hễ ai có hành vi mờ ám, sai phạm trong nghề nghiệp thì sẽ có hội đồng nghề nghiệp này lên tiếng phản đối và xử lý ngay.
Ở Mỹ, một cuốn sách giáo trình đưa đi in phải qua hệ thống kiểm duyệt của nhà xuất bản, nhà in. Những chuyên gia nổi tiếng trong mỗi lĩnh vực được các nhà xuất bản mời về làm việc.
Minh họa: KHỀU
Đề tài nào thuộc lĩnh vực nào trước khi đưa đi in sẽ được họ soi xét, kiểm tra, thẩm định kỹ lưỡng, hiếm có chuyện đề tài nào đó “ăn cắp” của ai mà lọt qua được cửa này. Ở Mỹ, việc cạnh tranh uy tín, thương hiệu giữa các nhà xuất bản cũng là điều rất quan trọng.
Trong vấn đề cạnh tranh theo quy luật thị trường, nếu nhà xuất bản nào tự làm mất uy tín thì ngay lập tức sẽ bị xã hội lên tiếng, rồi người viết sách, giáo trình sẽ bị người đọc, người học tẩy chay. Vì vậy, tôi tự hỏi: nếu việc đạo sách, giáo trình xảy ra ở Việt
GS Frances L. Hoffmann: Không nên buộc giáo sư viết sách
Theo tôi được biết, một trường hợp giảng viên ĐH ở Mỹ có một công trình về sử học được giải thưởng của hội sử học. Nhưng sau đó, ông bị phát hiện gian lận trong công trình này, chỉ là gian lận về mặt số liệu, thì đã bị đuổi việc, tước giải thưởng. Đây thuộc về vi phạm đạo đức của nhà giáo nên phải bị trừng phạt nặng nề như vậy.
Điều đáng lưu ý ở Mỹ, ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã được dạy về tính trung thực trong học thuật và khi học đến mức PGS, GS thì chuyện vi phạm nghề nghiệp là không thể chấp nhận được.
Chẳng hạn, trong một đề tài khoa học mà người thực hiện vi phạm “cóp” của người khác vài chữ, vài câu thì cũng đã không chấp nhận được rồi, huống gì nói đến cả vài trang đề tài hay cả một cuốn sách, giáo trình.
Tôi thấy tại Việt
Điều này đã khiến cho không ít giảng viên muốn đạt tiêu chuẩn phong tặng chức danh PGS-GS thì phải cố gắng viết sách, giáo trình. Trong khi đó, ở Mỹ không ai bắt buộc phải viết sách, giáo trình cả. Ai thích viết sách thì viết. Ai viết hay thì sẽ có nhà xuất bản mời viết. Sách ai viết hay thì sẽ có người tự tìm đọc.
Vì vậy, theo tôi, Bộ GD-ĐT hãy mạnh dạn giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các trường ĐH. Làm được điều này thì các trường ĐH sẽ tự chịu trách nhiệm trước xã hội, sẽ hạn chế được việc đùn đẩy trách nhiệm.
Bản thân các PGS, GS nếu có hành vi “đạo” sách thì chính các PGS, GS và nhà trường sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm với xã hội. Khi đến Việt
TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng Khoa Kinh tế Trường ĐH Nông Lâm TPHCM: Nên mua bản quyền để dịch Tôi nghĩ vấn đề đạo sách, giáo trình của các tác giả nước ngoài hiện nay rất phổ biến bởi nền kinh tế tri thức của nước ngoài đã đi trước chúng ta quá xa, họ viết sách, giáo trình quá tốt rồi.
Hoàng Kim ghi |
Bình luận (0)