Trong lúc tình trạng sao chép chuyên đề, khóa luận của sinh viên, luận văn của học viên cao học, luận án của nghiên cứu sinh hiện nay không còn là cá biệt, xã hội chưa có hướng giải quyết, gần đây, nạn sao chép của những học giả ở các trường ĐH cũng bị phát hiện hàng loạt, khiến dư luận ngỡ ngàng.
Ngoài vụ nhóm giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TPHCM sao chép sách của Trường ĐH Kinh tế TPHCM có thể kể ra một số vụ nhức nhối, như tiến sĩ ngữ văn - cán bộ Khoa Khoa học xã hội Trường ĐH Hồng Đức bị cáo buộc “luộc” giáo trình Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII.
Một giảng viên của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) lấy sách của một giáo viên Hàn Quốc dịch sang tiếng Việt và ngang nhiên để tên mình là tác giả.
Cách đây mấy năm, ông Trịnh Xuân Dũng, Hiệu trưởng Trường CĐ Du lịch, cũng luộc sách, bị Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước quyết nghị tước bỏ chức danh phó giáo sư đã phong cho ông.
Một trường ĐH ở miền Trung cũng luộc sách Tài chính doanh nghiệp của Trường ĐH Kinh tế TPHCM. Hay một cán bộ ngân hàng, là giảng viên thỉnh giảng ở một trường ĐH dân lập tại miền Tây, cũng luộc quyển Kế toán Mỹ của Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường ĐH Kinh tế TPHCM bằng cách chỉ làm lại bìa, ghi tác giả là mình rồi photocopy bán cho sinh viên. Chính người viết bài này cũng là nạn nhân bị luộc sách bởi một tiến sĩ ở ĐH Quốc gia TPHCM. Chắc chắn còn nhiều trường hợp nữa chưa bị phát hiện.
Những hành vi trên biểu hiện của sự thấp kém về kiến thức và suy đồi đạo đức, là hệ quả của giáo dục từ nhà trường và gia đình không tốt. Thiếu tự trọng, tham lam cùng với “xã hội bằng cấp” đã khiến nhiều người bằng mọi giá phải có được bằng cấp.
Những người này học và giảng ở ngành học này nhưng lại làm thạc sĩ, tiến sĩ thuộc ngành khác. Từ đó, sản sinh một lớp người yếu kém, lại có học vị cao. Những “trí thức” này không thể tự viết giáo trình nên sao chép là đương nhiên.
Bên cạnh đó, đào tạo sau ĐH kém chất lượng, chạy theo số lượng; phong học hàm không chặt chẽ, không nghiêm túc nên có không ít giáo sư, tiến sĩ hạn chế kiến thức chuyên môn lẫn ngoại ngữ, vi tính.
Có học hàm, học vị cao, những người này dễ trở thành giảng viên ở một trường ĐH dân lập. Nhờ có chức vụ, học vị, học hàm cao, họ đứng tên chủ biên nhiều sách nhưng thực chất chỉ là danh nghĩa. Có một tiến sĩ là giám đốc một sở GD-ĐT, chủ biên đến 6 quyển sách thực hành của 6 môn học khác nhau. Có tiến sĩ là tác giả trên 15 loại sách, của hơn 10 môn học khác nhau. Thị trường sách trở nên nhũng loạn, sinh viên và phụ huynh phải gánh chịu là tất yếu.
Tệ nạn tham nhũng học thuật như trên đã làm băng hoại nền giáo dục ĐH, vừa hao tốn tiền thuế của dân nộp - để trả tiền công cao cho họ - vừa gây hậu quả xấu và lâu dài cho xã hội. Những ngôi trường có những người thầy không ra thầy thì làm sao đào tạo trò cho ra trò.
Thảm họa Một hiện tượng khác của tham nhũng học thuật, gây lãng phí rất lớn cho xã hội là những công trình khoa học cấp trường, cấp bộ, tốn kinh phí hàng chục triệu đồng cho một công trình nhưng không được ứng dụng trong thực tiễn.
|
Bình luận (0)