xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dễ đậu ĐH vẫn mạnh dạn chọn trường nghề

Huy Lân - Nguyễn Thuận

Dù đến thời điểm này, các trường trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn tuyển nhưng vẫn có một lượng học sinh kiên định chọn học nghề

Trong khuôn khổ chương trình "Đưa trường học đến thí sinh" năm 2019, Báo Người Lao Động vừa tổ chức bàn tròn với chủ đề "Cơ hội lập nghiệp từ trường nghề". Tham gia trao đổi có ông Nguyễn Quốc Cường, Phó Ban Đào tạo Hội Giáo dục nghề nghiệp TP HCM; bà Hồng Thị Thanh Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề TP HCM; ThS Nguyễn Quỳnh Lâm, Phó trưởng Phòng Tuyển sinh - Truyền thông Trường Trung cấp Việt Giao.

Khi cổng trường ĐH rộng mở

Tổng kết công tác giáo dục nghề nghiệp năm 2018 và nhiệm vụ, phương hướng năm 2019, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM cho biết năm 2018, giáo dục nghề nghiệp của TP tuyển sinh được 482.699 người (tăng 4,28% so với năm 2017). Công tác tuyển sinh năm 2018 vượt chỉ tiêu đề ra nhưng ở trình độ trung cấp mới đạt 80,81% chỉ tiêu. Theo ông Nguyễn Quốc Cường, đây là kết quả bước đầu của việc định hướng nghề nghiệp, thể hiện khái niệm vào trường nghề không còn nặng nề, định kiến như các năm trước.

Tuy nhiên, năm 2019 lại được đánh giá là năm khó khăn hơn đối với giáo dục nghề nghiệp khi phần lớn trường CĐ, trung cấp vẫn chưa đủ chỉ tiêu. Ngay như Trường CĐ Nghề TP HCM, cùng thời điểm này năm ngoái trường đã tuyển đủ nhưng năm nay vẫn tiếp tục tuyển.

Dễ đậu ĐH vẫn mạnh dạn chọn trường nghề - Ảnh 1.

Những khó khăn trong tuyển sinh của trường nghề có nhiều nguyên do. ThS Nguyễn Quỳnh Lâm cho biết trước đây, khi cô đi thi ĐH được mẹ dặn "cổng trường ĐH không còn cao vời vợi/ đồng ruộng mênh mông đón con về" nhưng nay thì vào ĐH hết sức dễ dàng, thí sinh không trúng tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia thì còn nhiều phương thức khác, trong đó có xét tuyển bằng kết quả học bạ, kiểu gì cũng vào được ĐH.

Nhiều cơ hội lập nghiệp

Mặc dù vậy, tuyển sinh vào trường nghề vẫn có những tín hiệu tốt khi nhiều thí sinh có điểm thi THPT quốc gia cao, học sinh tốt nghiệp THCS loại giỏi vẫn chọn học nghề dù gặp không ít lời phản đối từ người thân.

Cô Nguyễn Quỳnh Lâm cho biết mới đây, trường tiếp nhận một số học sinh đang học lớp 11 ở các trường THPT có uy tín sang đăng ký học nghề. Kết quả học ở lớp 10 của các em rất tốt nên nhiều phụ huynh ngỡ ngàng. Những trường hợp như thế năm nào cũng có và đó là quyết định của các em. Còn ở Trường CĐ Nghề TP HCM, nhiều sinh viên học CĐ đã có bằng ĐH.

Các khách mời cho rằng học nghề hiện nay dễ tìm việc làm hơn là ĐH vì nhiều cơ sở đào tạo gắn chặt với doanh nghiệp trong thiết kế chương trình đào tạo và cọ xát thực tế ngay khi còn là sinh viên. Theo cô Hồng Thị Thanh Thủy, trường có 14 ngành đào tạo nhưng tập trung vào khối ngành kỹ thuật. Trường luôn chủ trương gắn việc đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhiều ngành có một số thời lượng học tại doanh nghiệp và sau khi học xong sẽ được doanh nghiệp nhận vào làm việc luôn. Trường đang được đầu tư để trở thành trường chất lượng cao. Kết quả khảo sát cho thấy trên 80% sinh viên có việc làm ổn định sau 1 năm tốt nghiệp, riêng các khối ngành điện công nghiệp, cơ khí cắt gọt kim loại, công nghệ thông tin, điện tử công nghiệp, có việc làm sau khi tốt nghiệp trên 90%, đây là nhu cầu thực của các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM.

Tại Trường Trung cấp Việt Giao, theo quy trình rõ ràng là đầu năm sẽ làm việc với doanh nghiệp xem cần gì ở sinh viên, cam kết nhận bao nhiêu sinh viên, đặt hàng bao nhiêu sinh viên vào làm, căn cứ vào chỉ tiêu được giao, trường mới đề ra chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm. Nhờ vậy, các ngành nghề của trường đều bảo đảm việc làm. Gần 20 năm nay, trường chỉ đào tạo các khối ngành chính là quản trị khách sạn, quản trị bếp ẩm thực, hướng dẫn du lịch nên trong suy nghĩ của nhà tuyển dụng đã đặt trọn niềm tin vào trường về việc đào tạo những ngành nghề này. Hiện trường có thêm ngành mới là quản trị dịch vụ giải trí và tổ chức sự kiện.

Sẽ rất khó để khẳng định học ĐH sẽ thành công hơn học nghề hoặc ngược lại nhưng các khách mời khuyên khi chọn, các em nên dựa vào 3 yếu tố: năng lực, kinh tế gia đình, sự phù hợp và nhu cầu của ngành nghề. 

Khó đạt mục tiêu

Với đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THCS, xét tuyển vào bậc trung cấp cũng nhiều khó khăn. Mục tiêu phân luồng học sinh sau THCS đến năm 2020 là phải có 30% học sinh vào hệ thống các trường nghề nhưng theo đánh giá của ông Nguyễn Quốc Cường, mục tiêu này khó thực hiện. Ngay như TP HCM, địa phương có hơn 100 trường THPT công lập, hơn 200 trường THPT ngoài công lập trong khi nhiều phụ huynh chưa mạnh dạn cho con rẽ hướng đi học nghề.


ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH:

Dễ đậu ĐH vẫn mạnh dạn chọn trường nghề - Ảnh 3.
Dễ đậu ĐH vẫn mạnh dạn chọn trường nghề - Ảnh 4.

ĐƠN VỊ TÀI TRỢ:

Dễ đậu ĐH vẫn mạnh dạn chọn trường nghề - Ảnh 5.
Dễ đậu ĐH vẫn mạnh dạn chọn trường nghề - Ảnh 6.
Dễ đậu ĐH vẫn mạnh dạn chọn trường nghề - Ảnh 7.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo