xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đoạn trích “đắt giá” trên Báo Người Lao Động vào đề thi văn Trường chuyên Lê Hồng Phong

Phương Quỳnh

(NLĐO)- Một đoạn trích trong bài viết "Chiếc khẩu trang" của tác giả Huỳnh Như Phương đăng trên Báo Người lao động Xuân 2021 đã xuất hiện trong đề kiểm tra cuối kỳ II môn Ngữ văn khối 10, Trường chuyên Lê Hồng Phong

Học sinh khối 10, Trường chuyên Lê Hồng Phong vừa trải qua kỳ thi học kỳ II với đề thi môn Ngữ văn hết sức thú vị.

Nhiều học sinh sau buổi thi chia sẻ về đề thi vừa mang tính thời sự, vừa có ý nghĩa thực tế, nhân văn khi "Chiếc khẩu trang" xuất hiện trong phần Đọc-hiểu của đề thi môn Ngữ văn. Đặc biệt, ngữ liệu của phần Đọc-hiểu này là một đoạn trích trong bài viết "Chiếc khẩu trang" của tác giả Huỳnh Như Phương, đã đăng trên Báo Người Lao Động Xuân 2021.

Đoạn trích “đắt giá” trên Báo Người Lao Động vào đề thi văn Trường chuyên Lê Hồng Phong - Ảnh 1.

Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Ngữ văn khối 10 Trường chuyên Lê Hồng Phong

Cụ thể, đề kiểm tra như sau: Đọc đoạn trích:

"Một trong những nhân vật - đồ vật xuất hiện xuyên suốt trong đời sống nhân loại năm 2020 chính là chiếc khẩu trang. Vốn chỉ thông dụng ở những xứ sở ô nhiễm môi trường hay trong những nơi làm việc độc hại, từ khi corona virus khởi phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) rồi trở thành đại dịch, chiếc khẩu trang đồng hành với đời sống con người, từ Đông sang Tây, từ thành phố hoa lệ đến thôn quê hẻo lánh, từ người trẻ trong học đường đến người già trong nhà dưỡng lão…

Vượt qua những e ngại và thành kiến ban đầu, nay chiếc khẩu trang đã chinh phục tuyệt đại đa số nhân loại như là một "vị cứu tinh" trong đại dịch Covid-19, ít nhất là cho đến khi vaccine chủng ngừa căn bệnh này được sử dụng phổ biến trên toàn cầu.

Chiếc khẩu trang trước hết là một sản phẩm y tế, nhằm bảo vệ sức khỏe con người. Đeo khẩu trang là để lập lá chắn bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội. Đeo khẩu trang cũng là cách góp phần giảm gánh nặng của y, bác sĩ và nhân viên y tế trong tình trạng quá tải của các bệnh viện...

Từ một sản phẩm y tế, chiếc khẩu trang trở thành một hiện tượng giao tiếp xã hội. Đeo khẩu trang là một cách thể hiện thái độ ứng xử với tha nhân, với không gian công cộng. Cũng là "mask" như cái mặt nạ trong hội hóa trang, nhưng khẩu trang chỉ che miệng và mũi, vẫn còn để hở đôi mắt, vầng trán, mái tóc để nhận ra một hình ảnh.

Người ta vẫn có thể nhận ra nhau qua ánh mắt lấp lánh niềm vui để động viên nhau hay buồn rầu ứa lệ trước cảnh người thân bị cách ly, thậm chí lìa đời mà không thể tiễn đưa. Giao tiếp qua trung gian chiếc khẩu trang đòi hỏi những thay đổi nhất định: giọng nói tăng âm, ánh mắt biểu cảm, khoảng cách cần thiết, cử chỉ linh hoạt để thu hút người đối thoại…

Cách đeo khẩu trang nói lên tính kỷ luật và ý thức cộng đồng của con người. Người cẩn trọng đeo khẩu trang chỉ chạm vào sợi dây, không chạm vào mặt vải và thay mới hằng ngày; người cẩu thả đeo cho lấy có, dùng một khẩu trang vải nhiều ngày liền mà không giặt sạch. Năm qua nước ta thành công trong chống dịch, ngoài những biện pháp quyết liệt như giãn cách xã hội, cách ly tập trung, có phần nhờ nâng cao ý thức cá nhân trong việc sử dụng khẩu trang.

Trong hoạn nạn, chiếc khẩu trang trở thành một hiện tượng văn hóa, thể hiện tình gia đình, tình đồng bào, tình nhân loại."

Học sinh thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Theo văn bản, nhân vật - đồ vật nào xuất hiện xuyên suốt trong đời sống nhân loại năm 2020?

Câu 2: Chỉ ra hai tác dụng của việc đeo khẩu trang đã được đề cập trong đoạn trích

Câu 3: Anh / chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: "Trong hoạn nạn, chiếc khẩu trang trở thành một hiện tượng văn hóa, thể hiện tình gia đình, tình đồng bào, tình nhân loại" không? Vì sao?

Câu 4: Anh / chị rút ra những bài học gì cho bản thân qua việc đeo khẩu trang?

...

Theo cô Hoàng Thị Thu Hiền, nguyên giáo viên môn Ngữ văn Trường chuyên Lê Hồng Phong, đề thi đắt giá và hay nhất và phần Đọc-hiểu, đặc biệt là hình ảnh "Chiếc khẩu trang". Với việc đưa hình ảnh này vào, đề thi vừa phù hợp, thời sự và giáo dục cao. Đề thi đã gắn văn học với đời sống một cách khéo léo.

Cũng theo cô Hiền, đề hay ở phần đọc hiểu văn bản: Ngữ liệu chọn có tính thời sự cao, chạm đến vấn đề mà có tính toàn cầu và gắn liền với sinh mạng của con người. Nó vừa giáo dục và nâng cao ý thức và nhận thức cho học sinh trong việc phòng chống Covid -19, trách nhiệm đối với bản thân và đối với cộng đồng.

Một số đề văn vì yêu cầu : "Văn học gắn với đời sống" hay bị rơi vào khiên cưỡng thì đề văn nay lại rất tự nhiên. Trang sách trang đời nhuần nhị thiết thực và cấp bách, vấn đề bàn luận không phải đâu xa, không phải đợi chờ thời gian mới thấy kết quả mà nó ngay bên cạnh sườn của học sinh mà các em thực hiện mỗi ngày.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo