Điều đầu tiên để nói như điểm nhấn đáng chú ý về giáo dục trong năm 2012, đó hẳn phải là việc Quốc hội đã lần đầu thông qua một luật chuyên biệt về giáo dục đại học (ĐH). Từ nay, hoạt động giáo dục ở trình độ cao nhất được đặt trong một khung pháp lý dành riêng cho nó.
Sinh viên đại học rất cần sự hỗ trợ đích thực của người thầy. Ảnh: HOÀNG LAN ANH
Giáo dục đại học bí lối thoát
Thực ra, không thiếu nỗ lực, đặc biệt về phía các nhà quản lý giáo dục ở cấp cao, trong việc tìm kiếm, thử nghiệm các biện pháp chỉnh sửa bức tranh giáo dục ĐH trong thời gian vừa qua. Nhưng rồi tình hình vẫn không được cải thiện, thậm chí tiếp tục tệ hơn.
Hãy tạo động lực cho người thầy!
Bệnh thành tích, dù rất trầm kha song không phải hết thuốc chữa; vấn đề là nó phải được chữa như thế nào, bằng cách nào thích hợp. Chắc chắn, chừng nào hệ thống giáo dục còn vận hành theo khuôn mẫu hệ thống hành chính thì xu hướng chạy theo thành tích vẫn tồn tại.
Không hẳn trong cơ chế đó, người thầy - với chức năng xã hội chủ yếu là đào tạo con người - không quan tâm đến việc chăm chút, đẽo gọt cho hoàn hảo sản phẩm do mình tạo tác theo các tiêu chí nào đó. Nhưng hầu như không xuất hiện ở họ động lực tự thân để làm việc ấy. Thậm chí, cả việc tìm hiểu, nhận dạng các tiêu chí đánh giá chất lượng công việc của mình, họ có thể cũng chẳng buồn làm.
Thiếu hẳn mục tiêu chuyên môn đích thực để phấn đấu đạt tới trong công việc, con người ta tất nhiên cũng không hào hứng với việc tự hoàn thiện về phương diện kiến thức, kỹ năng - một trong những điều kiện tối cần thiết để hoạt động nghề nghiệp có thể cho ra sản phẩm, kết quả ngày càng tốt. Nhiều người thầy, sau nhiều năm đứng trên bục giảng với khối tri thức cũ mèm, đông cứng, tất yếu trở thành “thợ dạy”.
Không khó để từ đó nhận ra bài thuốc tốt nhất để chữa bệnh sùng bái thành tích và bệnh “thợ hóa người thầy”, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục: cần giải phóng nền giáo dục khỏi chiếc khung tù túng của hệ thống quản lý hành chính quan liêu. Cứ để cho nhà trường, người thầy được tự do trong việc thực hiện chức năng xã hội, nghề nghiệp của mình trong việc xác định sứ mạng cũng như tìm kiếm phương tiện để thực hiện sứ mạng đó.
Cứ tin vào giáo dục Luật Giáo dục ĐH vừa được ban hành và cũng vừa có hiệu lực từ đầu năm nay có rất nhiều quy định mang tính tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho nhà trường, người thầy có được tư thế chủ động trong công việc, từ hoạch định chiến lược phát triển đến xây dựng, thực hiện từng chương trình đào tạo. Đây có thể được coi là một bước chuyển biến mang tính điểm nhấn trong quá trình nỗ lực cải cách nền giáo dục ĐH nước nhà. Tất nhiên, một khi được thoải mái hành động thì con người sẽ có xu hướng ưu tiên tìm cách thỏa mãn lợi ích riêng và xã hội phải chứng kiến cảnh hỗn độn với đủ thứ thượng vàng hạ cám, vàng thau lẫn lộn ở các sân trường, giảng đường. Nhưng hãy cứ tin rằng bản thân tự do có khả năng tự kiểm soát, tự kiềm chế nội sinh. Trường ĐH được tự chủ tất yếu sẽ có năng lực tự chịu trách nhiệm. Và với khả năng tự điều chỉnh, chọn lọc, đào thải, để có thể sinh tồn và phát triển, như mọi tổ chức có sự sống, môi trường giáo dục ĐH sẽ dần hoàn thiện, tốt lên theo thời gian. |
Bình luận (0)