Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chủ trì phối hợp với Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL) tổ chức hội nghị 20 năm phát triển mô hình giáo dục NCL, nhất là đối với giáo dục ĐH, từ đó đề xuất với Thủ tướng những giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm sự công bằng xã hội về cơ hội học tập, chính sách học bổng và học phí. Yêu cầu này có thể được coi như một động thái nhằm tìm ra những giải pháp giúp các trường NCL thoát khỏi tình trạng khủng hoảng như hiện nay.
“Kêu cứu” lên Thủ tướng
Đại diện của các trường NCL cũng cho rằng xã hội hiện nay vẫn nghĩ các trường NCL chỉ lo sao tuyển sinh cho được, ít người hiểu mục đích chính của các trường là tìm được phương án tuyển sinh thực sự khoa học, hợp lý, linh hoạt trên cơ sở đa tiêu chí. Do có rất nhiều loại trường, mỗi trường có sứ mạng xã hội, mục tiêu, nhiệm vụ riêng nên không thể cào bằng bằng cách tuyển sinh “3 chung”. Vì thế, quan điểm xuyên suốt của hiệp hội là đề nghị Bộ GD-ĐT cho thực hiện điều 34 của Luật Giáo dục ĐH về vấn đề tự chủ tuyển sinh. Bộ GD-ĐT chưa hướng dẫn thì Luật Giáo dục ĐH chưa phát huy hiệu quả dù đã chính thức có hiệu lực từ tháng 1-2013.
Đóng cửa: Nguy cơ có thật
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp tục giảm chỉ tiêu tuyển sinh, đình chỉ mở ngành và đình chỉ hoạt động, sáp nhập, hạ cấp hoặc giải thể những cơ sở giáo dục ĐH sau nhiều năm hoạt động nhưng vẫn không thực hiện cam kết khi thành lập trường, không bảo đảm chất lượng đào tạo… Điều này cũng đồng nghĩa với việc các trường NCL ngày càng lâm vào thế khó.
Những ràng buộc chưa hợp lý GSTrần Hồng Quân cho biết mặc dù đã có những ưu đãi về thuế nhưng kèm theo đó lại là những ràng buộc chưa hợp lý như quy định diện tích sàn phải là sở hữu của trường đã gây khó khăn cho các trường. Tiêu chí tỉ lệ giảng viên/sinh viên yêu cầu phải là giảng viên cơ hữu cũng đã dẫn đến tình trạng một số trường buộc phải vội vàng tuyển giảng viên mới ra trường thay vì thuê GS, TS của các trường khác về dạy. |
Bình luận (0)