xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải quyết rốt ráo bạo lực học đường

HUY LÂN

Các em đánh nhau có hung khí làm chết người, đánh nhau có tổ chức, băng nhóm và ghi hình phát tán, thậm chí có sự tham gia của người nhà

Từ đầu năm học 2010 - 2011 đến nay, tại TPHCM đã xảy ra 7 vụ bạo lực học đường. Đây cũng là lý do khiến hội nghị về công tác an ninh trật tự trường học do UBND TPHCM tổ chức ngày 21-12 thu hút sự quan tâm của đại biểu đại diện các ban ngành, lãnh đạo UBND các quận, huyện, các phòng GD-ĐT, đại diện khối các trường THPT, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung cấp chuyên nghiệp và đại diện phụ huynh học sinh.
  
Tại hội nghị, UBND TPHCM đã yêu cầu lãnh đạo các sở-ngành, UBND quận-huyện, nhà trường... giải quyết rốt ráo, triệt để tình trạng bạo lực học đường.
 
Xảy ra nhiều ở học sinh lớp 8 đến 11
 
Ông Lê Hồng Sơn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho rằng bạo lực học đường hiện nay là vấn đề có tính thời đại, học sinh dễ nóng nảy, thiếu kiềm chế. Cuộc sống công nghiệp nặng về kỹ thuật, nhẹ nhân văn đang có chiều hướng phát triển.
 
Tâm sinh lý thay đổi, học sinh tiếp nhận nhiều thông tin xã hội trong khi cuộc sống gia đình lại phát triển theo hướng rời rạc, thiếu gắn bó, không ít học sinh thoát ra khỏi năng lực kiểm soát, chăm sóc của gia đình. Các thiết chế quản lý các em lỏng lẻo, thiếu hiệu quả, thậm chí còn bất cập càng làm cho tình hình nghiêm trọng hơn.
 
Ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, thống kê những vụ bạo lực học đường thời gian qua cho thấy xảy ra nhiều nhất với học sinh từ lớp 8 đến 11.
 
Ông Minh nhìn nhận: Trong các vụ bạo lực học đường, gia đình của các em tham gia đều có vấn đề (như nạn bạo hành gia đình hoặc cha mẹ bỏ bê, thiếu quan tâm đến các em).
  
Theo ông Minh, ngăn chặn bạo lực học đường cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội song một khi gia đình học sinh có vấn đề thì sự quan tâm, sâu sát của các giáo viên càng trở nên cực kỳ quan trọng.
 
 
img
Tổ chức các hoạt động dã ngoại cho học sinh cũng là giải pháp tốt để hạn chế bạo lực học đường.
Trong ảnh: Học sinh chơi nhảy sạp tại Công viên Văn hóa Lịch sử các dân tộc VN ở quận 9 - TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH


Ông Nguyễn Bác Dụng, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1), nói hiện nay mỗi trường đều có phòng tư vấn học đường nhưng tốt hơn hết, mỗi giáo viên phải là một nhà tâm lý. Nếu chỉ trông chờ vào chuyên viên tâm lý của phòng tư vấn  thì khó ngăn được bạo lực học đường.
 

UBND TP sẽ ra chỉ thị triển khai các biện pháp chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường, trong đó Sở GD-ĐT phải tăng cường các biện pháp giáo dục đạo đức và pháp luật cho đội ngũ sư phạm và học sinh; chú trọng giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử cho học sinh; đẩy mạnh tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh vào các môn học, nhất là môn giáo dục công dân, giáo dục ngoại khóa...

Ông Hứa Ngọc Thuận (Phó Chủ tịch UBND TPHCM)

Đồng quan điểm này nhưng ông Lê Huy Cảnh, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hiền (quận 11), cho rằng không dễ làm điều đó bởi vẫn có nhiều giáo viên khắt khe, hay mắng mỏ, không gần gũi học sinh.
  
“Nếu các thầy cô sâu sát với học sinh, nắm bắt tình hình tốt thì bạo lực học đường sẽ giảm”- ông Cảnh nhận định.
 
Hãy ứng xử tế nhị hơn
 
Nhiều ý kiến cho rằng ở đâu cũng có học sinh ngoan và chưa ngoan. Cách đối xử với học sinh chưa ngoan nếu không khéo, thiếu tế nhị sẽ ảnh hưởng đến các em và từ đó làm trầm trọng thêm bạo lực học đường.
 
Ông Hà Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Củ Chi, cho rằng việc kiểm điểm dưới cờ sẽ làm cho học sinh mặc cảm. Ông Đỗ Thanh Hải, đại diện phụ huynh học sinh một trường THCS tại quận 11, cũng cho rằng cách xử lý của giáo viên ảnh hưởng đến tâm lý các em.
 
Hành vi la mắng của giáo viên là không sai nhưng đây là cách giáo dục phản cảm, đặc biệt khi có mặt các học sinh khác.
 
Ông Hải đề xuất: Với học sinh chưa ngoan, giáo viên chủ nhiệm nên gặp riêng để nhắc nhở, khuyên nhủ. Cách này cũng nhằm giữ thể diện cho học sinh này với các bạn, điều đó sẽ tránh được tình trạng “đã mang tiếng xấu cho xấu luôn”.

Cha mẹ dành nhiều thời gian hơn cho con

Để khắc phục tình trạng bạo lực học đường, Sở GD-ĐT TPHCM đề xuất 4 giải pháp.
 
Đó là: Nâng cao năng lực học tập và rèn luyện của học sinh; nâng cao năng lực quản lý, củng cố nề nếp kỷ cương, tổ chức kỷ luật nhà trường; tích cực phối hợp với phụ huynh, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong hoạt động giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh; phối hợp tốt với các lực lượng xã hội để giáo dục tốt thế hệ trẻ.
 
Sở GD-ĐT cũng kiến nghị lãnh đạo TP sớm ban hành chỉ thị nhằm chỉ đạo, huy động các lực lượng xã hội cùng với gia đình tổ chức tốt an ninh trật tự trường học.
 
Mỗi gia đình cần dành nhiều thời gian hơn cho con trẻ; tập trung hoàn chỉnh hệ thống pháp lý; tạo điều kiện tốt cho thanh thiếu niên vui chơi bổ ích, có đời sống văn hóa lành mạnh...
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo