xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải tỏa nhiều băn khoăn

Huy Lân

Nhiều câu hỏi liên quan đến chọn nghề, chọn trường được học sinh tỉnh Bình Dương đặt ra với ban tư vấn

img
Học sinh đặt câu hỏi trong chương trình tư vấn tuyển sinh do Báo Người Lao Động tổ chức tại Bình Dương, ngày 19-2. Ảnh: Tấn Thạnh
Ngày 19-2, chương trình “Đưa trường học đến thí sinh 2012” do Báo Người Lao Động tổ chức đã khởi động tại Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương (thị xã Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương). Tham dự chương trình có TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM; ThS Lê Văn Lai, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM; ThS Lê Bích Phương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương; ông Phạm Đức Quỳnh, Giám đốc chương trình quốc tế Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn; ThS Phạm Công Xuyên, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Lạc Hồng; ông Ngô Quốc Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên  Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng; ThS Nguyễn Phát Tài, Trưởng Khoa Công nghệ thông tin Học viện Giáo dục Hoa Kỳ…

Háo hức đi nghe tư vấn

Dù 8 giờ 30 phút chương trình mới bắt đầu nhưng từ sớm, nhiều học sinh ở các trường THPT như An Mỹ, Hòa Phú, Bình Phú, Dĩ An… đã có mặt để chờ đợi nghe tư vấn.

Học sinh Bảo Ý Duyên cho biết được nhà trường thông báo có chương trình tư vấn tuyển sinh do Báo Người Lao Động tổ chức nên em đã dậy sớm hơn mọi hôm. Ý Duyên chỉ mới xác định thi khối A chứ chưa biết sẽ thi ngành nào, trường nào. Qua chương trình này, em hy vọng sẽ được tư vấn chọn nghề, chọn trường phù hợp.

Mở đầu chương trình, TS Nguyễn Đức Nghĩa giới thiệu những điểm mới trong tuyển sinh ĐH, CĐ 2012. Khi TS Nghĩa vừa kết thúc, nhiều cánh tay từ phía học sinh giơ lên để xin được tư vấn.

Học sinh Phạm Hoàng Tuấn hỏi Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM ngành nào đào tạo liên thông, ngành địa chất học những gì ? ThS Lê Văn Lai trả lời là trường chỉ có ngành công nghệ thông tin mới có chương trình liên thông từ CĐ lên ĐH; ngành địa chất cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về địa chất như dầu khí, nước, quản lý tài nguyên, xây dựng…

Nhiều học sinh quan tâm đến mức học phí của các trường ngoài công lập. ThS Lê Bích Phương trả lời rằng đây là vấn đề quan tâm chung của học sinh và hệ thống trường ngoài công lập phải tự lực nên chi phí cao hơn trường công. Cụ thể, với khối ngành kinh tế hiện nay thu từ 7 - 8 triệu đồng/sinh viên/năm.

Quan tâm đến nhóm ngành năng khiếu, một học sinh đặt câu hỏi rằng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng có đào tạo ngành năng khiếu hay không và hình thức tuyển sinh như thế nào? ông Ngô Quốc Anh trả lời là trường này có các ngành năng khiếu như đồ họa, kiến trúc, thể thao… với điểm tuyển sinh các năm trước của ngành mỹ thuật, kiến trúc là 15 - 16 điểm, thể thao 17 điểm; riêng ngành kiến trúc có 4 nhóm ngành nhỏ, gồm: kỹ sư công trình, kiến trúc thiết kế, cảnh quan, thiết kế công nghiệp.

Một học sinh thắc mắc chương trình học của Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn và các trường ĐH Việt Nam có gì khác? Ông Phạm Đức Quỳnh trả lời là trong chương trình giảng dạy, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn có một số môn áp dụng chương trình của Hoa Kỳ. Câu hỏi liên quan đến các ngành nghề cụ thể ở các trường, khả năng ngoại ngữ… được nhiều học sinh đề cập và đều được đại diện ban tư vấn trả lời cặn kẽ.

Băn khoăn chọn trường

Trước thực tế có nhiều trường tăng cường quảng bá hình ảnh, học sinh Nguyễn Minh Lương băn khoăn không biết nên chọn trường nào vì nhiều thông tin quá. TS Nghĩa chia sẻ: “Chúng ta đang vận hành trong nền kinh tế thị trường. Học sinh là người đi mua hàng còn các trường ĐH, CĐ là nơi bán hàng. Các em phải chọn lựa làm sao không bị nhầm lẫn. Phải có thông tin thật đầy đủ và phải bình tĩnh, cân nhắc chọn lựa nhiều yếu tố”.

Học sinh  Nguyễn Tấn Đạt đặt câu hỏi trường công và trường tư chất lượng đào tạo liệu có khác nhau? Chương trình có khác nhau? TS Nghĩa cho biết không có sự phân biệt công lập với tư thục nhưng trường ngoài công lập nhiều khi vì khó khăn tài chính nên đầu tư yếu, điều đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Nhiều học sinh bày tỏ lo lắng khi trong tay đã có bằng ĐH nhưng không quen biết liệu có xin được việc làm. TS Nghĩa không phủ nhận hiện tượng đó trong xã hội nhưng khuyên học sinh tin  vào những điều tích cực trong xã hội để vững tin và học thật tốt.

TS Nguyễn Đức Nghĩa cho biết hằng năm tỉnh Bình Dương có khoảng 8.000 học sinh THPT thi tốt nghiệp. Năm 2011, điểm bình quân 3 môn thi chung của cả nước là 11,05 thì học sinh Bình Dương chỉ đạt 10,88. Toàn tỉnh chỉ có 2 trường lọt vào tốp 200 trường THPT có tổng điểm thi trung bình của 3 môn thi ĐH cao nhất cả nước. Vì thế, khoảng 40% học sinh THPT của Bình Dương không nên thi ĐH mà nên đăng ký CĐ nghề, THCN, chương trình quốc tế…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo