Học sinh Võ Thị Thanh Dung, lớp 12A3 Trường THPT Tân Bình (quận Tân Bình), cho biết em đến đây cùng 120 học sinh khối lớp 12 của trường. Năm nay, Dung thi vào ngành sư phạm toán của Trường ĐH Sài Gòn.
Các học sinh trực tiếp đặt câu hỏi với đại diện các trường về tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay
Một học sinh Trường THPT Thành Nhân cho biết em dự định thi vào ngành quản trị kinh doanh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Bố mẹ thích em thi vào quản trị kinh doanh nhưng em thích vào ngành ăn uống. Vì điều kiện không cho phép nên em theo ý kiến bố mẹ.
Ông Nguyễn Văn Tín - Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, phát biểu tại buổi tư vấn
TS Nguyễn Đức Nghĩa |
Chương trình tư vấn tập trung vào 3 nội dung chính: Phần 1: Thông tin cơ bản về tuyển sinh như chỉ tiêu tuyển sinh, các ngành học mới, cách làm hồ sơ dự thi, ưu tiên khu vực, những vấn đề liên quan đến đề thi và cấu trúc đề thi, những điểm mới trong quy chế thi của mùa tuyển sinh năm nay. Phần 2: Các chuyên gia tư vấn những thông tin tuyển sinh của các trường thuộc khối ngành kinh tế - khoa học – xã hội và nhân văn. Phần 3: Cung cấp thông tin tuyển sinh từ các trường thuộc nhóm ngành khoa học – kỹ thuật -công nghệ |
Từ 15-3 đến 16-4, học sinh bắt đầu nộp hồ sơ tại trường. Giữa tháng 6, các em nhận giấy báo dự thi. Trước 15-8, các trường thông báo kết quả thi. Trước 25-8, Bộ GD-ĐT công bố điểm chuẩn trúng tuyển NV1.
* Học sinh Thái Ngọc Khánh Linh, Trường THPT Tân Bình (quận Tân Bình) hỏi: Năm nay bộ còn áp dụng điểm sàn không? Nếu không đủ điểm sàn, học trường nghề có xét điểm sàn không? Khi tốt nghiệp ra có được liên thông lên ĐH không?
- TS Nguyễn Đức Nghĩa: Ngày 15-8 hàng năm bộ vẫn công bố điểm sàn. Thí sinh trên điểm sàn mới được tham gia đăng ký xét tuyển các nguyện vọng tiếp theo vào ĐH, CĐ. Các thí sinh dưới điểm sàn có thể xét tuyển vào CĐ nghề, TCCN, các chương trình liên kết nước ngoài do không bị ràng buộc vào điểm sàn mà chỉ xét kết quả tốt nghiệp THPT.
Mỗi kỳ thi ĐH, CĐ, số lượng thí sinh dưới điểm sàn có thể đến 60% ở một số địa phương. Do đó, các em cần căn cứ theo năng lực học tập mà có thể đăng ký học trường CĐ nghề, TCCN. Rất nhiều chương trình có thể liên thông lên bậc cao hơn, các em nên cân nhắc để chọn lựa phù hợp.
* Một khán giả gọi về tổng đài hỏi: Em thi khối A và D. Nếu em không đậu thì có thể tích hợp kết quả điểm của 2 khối thi này để xét điểm vào các ngành thuộc khối A1 (toán, lý, Anh) hay không?
- TS Nguyễn Đức Nghĩa: Theo quy định của Bộ GD-ĐT, thí sinh không được tích hợp điểm khối A, D để xét vào khối A1.
* Em muốn thi vào ngành CNTT của Trường ĐH Quốc tế. Vậy trường có tuyển khối B vào ngành CNTT không? Ngành đào tạo chuyên về mạng sau này ra trường như thế nào?
-Ths Đỗ Tiến Khoa: Ngành này chỉ thi khối A hoặc khối A1. Khối B em có thể thi công nghệ sinh học, kỹ thuật vi sinh, quản lý nguồn lợi thủy sản.
* Đỗ Thúy Vy (Trường THPT Thành Nhân): Năm nay, bộ có cho phép thêm khối A1. Trường có tuyển khối A1 với tài chính ngân hàng và quản trị kinh doanh không?
- Ths Đỗ Tiến Khoa: Trường có tuyển khối A1 với hai ngành này.
* Phụ huynh Nguyễn Đình Hùng (Bình Thuận): Tôi quan tâm ngành CNTT của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Cơ hội việc làm của ngành này như thế nào?
- ThS Lê Văn Lai: Ngành CNTT là một trong những ngành mạnh nhất của trường. Các em ra trường có thể làm ở viện nghiên cứu, dạy ở trường ĐH, PT. Cơ hội nghề nghiệp rất nhiều, có thể làm thêm ở công ty phần mềm hoặc có thể học lên cao nữa.
* Học sinh Chu Thị Tuyết Mai, Trường THPT Trần Quang Khải: Em muốn vào ngành điều dưỡng nhưng học lực chỉ trung bình thôi. Vậy bao nhiêu trường có ngành điều dưỡng, lúc tuyển vào sẽ như thế nào?
- TS Nguyễn Đức Nghĩa: Ngành điều dưỡng đang được đào tạo tại nhiều trường như ĐH Y Dược TPHCM, ĐH Quốc tế Hồng Bàng. Đối với hệ TCCN và CĐ nghề chỉ xét tuyển ngành này.
* Ngành vật liệu nano năm ngoái điểm chuẩn bao nhiêu? Chỉ tiêu bao nhiêu? Có được đi thực tập ở đâu không? Công việc sau khi ra trường thế nào?
- ThS Lê Văn Lai: Điểm đầu vào của ngành này tương đối thấp, năm 2011 là 14 điểm. Trường có tuyển thêm khối B, chủ yếu nghiên cứu về vật liệu. Sau khi ra trường, các em có thể làm công tác giảng dạy ở trường ĐH, CĐ, cơ quan liên quan kỹ thuật cao, các khu công nghệ cao...
* Trần Như Sang (Trường THPT Thành Nhân): Cho em hỏi ngành khoa học môi trường, công nghệ môi trường, kỹ thuật môi trường khác nhau như thế nào? Đào tạo khác nhau không? Ra trường làm việc gì?
- TS Nguyễn Đức Nghĩa: Tôi có thể bổ sung thêm ngành quản lý môi trường. Tôi từng nghe một trưởng khoa ví von rất vui rằng ngành khoa học môi trường như thầy thuốc giúp ngừa bệnh; ngành kỹ thuật môi trường giúp chữa bệnh khi đã xảy ra; quản lý môi trường liên quan đến việc quản lý đô thị lớn, quản lý nguồn nước thải. Em có thể tham khảo ở phần giới thiệu các ngành của từng trường.
Tôi muốn lưu ý: Khi các em đi thi, các em quan tâm ngành muốn thi nhưng các trường đào tạo theo danh mục quy định của Chính phủ. Khi các em tốt nghiệp, trên bằng tốt nghiệp sẽ ghi tên ngành đó để các em đi tìm việc làm. Tuy nhiên, các em cần phân biệt giữa ngành và nghề nên ngoài việc học, các em cần phải có kỹ năng rèn luyện thường xuyên.
Khi học ĐH, ngoài việc trang bị những kiến thức cần thiết khi học, điều quan trọng, các em phải học phương pháp, cách suy nghĩ, tư duy, tổ chức chứ không chỉ là người thợ đơn thuần. Tôi từng biết một kỹ sư cơ khí làm việc trong khách sạn để bảo trì hệ thống máy móc của khách sạn. Do đó, các em cần suy nghĩa thoáng hơn về việc lựa chọn ngành nghề.
Quý phụ huynh và học sinh tham gia chương trình có cơ hội nhận được các suất học bổng tiếng Nhật từ HiKari Academy và hàng trăm thẻ học tiếng Anh 360 ngày do mạng học tiếng Anh hellochao.vn tài trợ. |
Bình luận (0)