Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trung Quốc, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc lần lượt xếp đầu bảng trong danh sách các quốc gia có giáo viên được tôn trọng nhất. Anh xếp ở vị trí thứ 10. Trong khi đó, Phần Lan - nước được đánh giá có mô hình giáo viên chất lượng cao - chỉ xếp vị trí thứ 13. Đức (thứ 16), Nhật (thứ 17) cũng nằm trong danh sách những nơi giáo viên được tôn trọng nhất.
Tại Mỹ, Brazil, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ, nghề giáo viên thường được so sánh với nghề quản lý thư viện. Ở Anh, Hy Lạp, Ai Cập, Thụy Sĩ và nhiều quốc gia khác, giáo viên thường được coi như nhân viên xã hội. Ở Nhật, giáo viên được đánh giá ngang ngửa với quan chức chính quyền địa phương. Trong khi đó, ở Trung Quốc nghề giáo được so sánh ngang hàng với nghề bác sĩ.
Khoảng 60% số người được hỏi cho rằng giáo viên nên được trả lương dựa trên thành tích học tập của học sinh. Ở Mỹ, 80% người dân ủng hộ ý kiến này.
Peter Dolton - Giáo sư kinh tế tại Đại học Sussex (Anh) - cho biết: “Chúng tôi thấy rằng có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia trong cách nhận thức của cộng đồng về giáo viên. Điều này khiến những người quyết định trở thành giáo viên ở mỗi quốc gia biết họ được tôn trọng và khen thưởng tài chính như thế nào. Cuối cùng, điều này ảnh hưởng đến những điều họ làm trong việc giảng dạy con em chúng ta”.
Đã có nhiều so sánh giáo dục mang tính quốc tế như Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) và Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển Giáo dục (OECD) hàng năm tại Glance. Tuy nhiên, đây khảo sát đầu tiên so sánh về tình trạng giáo viên trên toàn thế giới.
Ông Sunny Varkey - người sáng lập tổ chức Varkey GEMS - nhận xét: “Ở nhiều quốc gia, giáo viên không còn được tôn trọng như xưa nữa. Sự tôn trọng giảm dần theo thời gian sẽ làm suy yếu việc giảng dạy, học tập cũng như cơ hội học tập của hàng triệu người và cuối cùng sẽ làm tổn hại tới xã hội nói chung”.
Bình luận (0)