Phó giáo sư Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), tâm sự rằng ông đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục, ước vọng của ông không gì khác hơn là nhìn thấy sự thay đổi cơ bản, toàn diện của nền giáo dục - đào tạo (GD-ĐT).
Kỳ vọng giáo dục thay đổi
Cũng chung nỗi niềm, GS Hoàng Tụy nhấn mạnh: Sau nhiều năm trì trệ, giáo dục lâm vào trạng thái chết lâm sàng, cần phải có những xúc tác mạnh. “Đề án đổi mới GD-ĐT nếu được thực hiện nghiêm chỉnh sẽ lay chuyển được tình hình giáo dục” - GS Hoàng Tụy tin tưởng. Ông nói thêm: “Với một triết lý giáo dục đúng đắn thì hiệu quả, đột phá cũng sẽ chín chắn. Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã từng khuyên ta rằng phải thắng trong giáo dục mới thắng được trong kinh tế”.
Có được một nền giáo dục đổi mới, chất lượng tăng lên, tiêu cực giảm đi cũng là ước vọng của TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội). “Tôi rất buồn mỗi khi nghe thấy chuyện chạy trường nọ, trường kia mất mấy ngàn đô la. Rồi thi cử tiêu cực, học sinh - sinh viên phải đóng tiền “chống trượt” cho thầy cô giáo. Hy vọng sau những thay đổi cơ bản trong cách dạy và học, sẽ không còn tình trạng phụ huynh phải chi những khoản tiền lớn để chọn lớp tốt cho con, người học không còn phải đóng những khoản tiền vô lý, từ đó giáo dục Việt Nam sẽ thật sự trong sạch” - TS Lâm nói.
Đời sống giáo viên tăng lên
Dù đã được cải thiện nhưng rõ ràng thu nhập của giáo viên hiện nay chưa đủ để các thầy cô toàn tâm, toàn ý với việc giảng dạy; rất nhiều người phải lo toan cho cuộc sống của cả gia đình bằng những công việc khác ngoài giờ đứng lớp. Và vì thế, nâng cao đời sống giáo viên là nguyện vọng vô cùng chính đáng của các thầy cô giáo.
Một giáo viên giỏi có thâm niên 13 năm trong nghề tại Trường THCS Chu Văn An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết đến tận bây giờ, tổng thu nhập từ lương, phụ cấp thâm niên, phụ cấp đứng lớp của cô chỉ dừng lại ở con số hơn 4 triệu đồng/tháng. “Việc thi tuyển đầu vào của chúng tôi rất gắt gao, mỗi tuần phải dạy từ 18-20 tiết mà thu nhập như vậy thì rõ ràng là không đủ để lo cho cuộc sống. Nếu có ai hỏi về ước vọng thì mong muốn rõ ràng nhất là đời sống giáo viên của chúng tôi được cải thiện, phụ cấp dạy thừa giờ không phải là hơn chục ngàn/tiết như hiện nay” - cô giáo này bộc bạch.
Thầy Đỗ Việt Khoa, giáo viên Trường THPT Thường Tín, huyện Thường Tín, TP Hà Nội - người hùng chống tiêu cực một thời - cho biết sau 20 năm đứng lớp, tổng thu nhập của thầy nay chỉ chưa đến 5,2 triệu đồng/tháng. “Tôi vẫn mong đời sống giáo viên khá lên. Nhưng tôi cũng hiểu đó là điều không thể thành hiện thực trong giai đoạn này” - thầy Khoa nói.
Hiện các trường chuyên biệt phải tự mày mò hoạt động. Giáo viên dạy trẻ khuyết tật cũng chưa có ngạch lương riêng trong khi phải vừa dạy vừa chăm sóc trẻ thay cho bảo mẫu, khó khăn lắm. Đề nghị nhà nước xem xét hỗ trợ ngạch lương riêng cho giáo viên dạy trẻ ở các trường khuyết tật.
Thầy giáo Nguyễn Văn Phúc (Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Tương Lai, TP HCM) |
Những khao khát chân thực, bình dị PGS-TS PHAN BẢO NGỌC (Trưởng Bộ môn Vật lý - Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP HCM): Tăng tính tự chủ đại học
Ngoài ra, cơ chế phải thay đổi để giáo viên có thể đủ sống bằng lương. Điều này không chỉ là việc tăng lương đều cho giáo viên, mà liên quan đến cơ chế tự chủ tài chính và tự chủ ĐH. Các trường muốn có nguồn thu thì phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm tạo ra, nếu đào tạo tốt thì mới thu hút được người học, từ đó giảng viên được tăng lương. Là người làm khoa học, tôi cũng mong nhà nước có chính sách tạo môi trường tự do nghiên cứu cho các nhà khoa học và đầu tư về nhân lực cùng thiết bị nghiên cứu. Nếu có chính sách phù hợp thì giáo dục mới thu hút được người tài. TS HÀ THÚC CHÍ NHÂN (Phó trưởng Khoa Khoa học vật liệu, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM; GV trẻ tiêu biểu TP): Có thời gian nghiên cứu khoa học
Cô LÊ THỊ THOA (Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quang Cơ, quận 12, TP HCM; GV trẻ tiêu biểu TP): Cải thiện đồng lương
Cô BÙI THỊ THÙY LINH (GV Sử, Trường THPT Trần Khai Nguyên, quận 5, TP HCM; GV tiêu biểu TP): Công bằng với môn sử
Tôi mong xã hội hãy công bằng với môn sử, với những giáo viên dạy sử như chúng tôi. Vì là bộ môn ít tiết nên việc mưu sinh trong cuộc sống rất khó khăn. Hơn nữa, quan niệm lâu nay môn sử chỉ là môn phụ khiến nhiều người quay lưng, thờ ơ. Tôi chỉ mong chương trình môn lịch sử bớt nặng nề, bớt những sự kiện, ngày tháng khô cứng, không cần thiết để chúng tôi không lo “cháy” giáo án, có thời gian đổi mới phương pháp dạy học, học trò say mê, hứng thú với môn học. Tôi cũng mong đồng lương cho những giáo viên trẻ như tôi sớm được cải thiện. Chính vì thâm niên thấp nên lương cũng thấp khiến không ít giáo viên trẻ hiện nay phải “chạy sô” để mưu sinh. Điều đó khiến nhiệt huyết, lòng yêu nghề cũng giảm sút. Đặng Trinh - Thùy Vinh ghi |
Bình luận (0)