xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giúp trẻ thoát cô độc, sợ hãi

Bài và ảnh: Yến Anh

Tỉ lệ học sinh, sinh viên đến thăm khám và điều trị về sức khỏe tâm thần gần đây tăng vọt, hậu quả của học trực tuyến kéo dài khiến các em có nhiều biểu hiện tiêu cực

Học trực tuyến kéo dài đã khiến các mối quan hệ bạn bè, hoạt động vui chơi ngoài trời bị gián đoạn, trẻ dễ rơi vào hụt hẫng, cảm thấy cô độc, sợ hãi...

Căng thẳng, lo âu

Đánh giá về ảnh hưởng tâm lý và sức khỏe thể chất của trẻ em, học sinh khi phải học trực tuyến, qua truyền hình vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, PGS-TS Phạm Mạnh Hà - Khoa Quản lý giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) - cho biết đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi tất cả, từ phương thức học tập, giao tiếp đến kết nối xã hội của học sinh. Với tuổi học trò, ngoài hoạt động chủ đạo là học tập, các em cũng cần giao tiếp, kết nối với bạn bè, tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh ngoài môi trường xã hội.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi tất cả từ phương thức học tập, giao tiếp đến kết nối xã hội. "Học trực tuyến nhiều giờ, lặp đi lặp lại, bó hẹp trong không gian nhỏ hẹp khiến trẻ dễ có cảm giác bị cô lập, bỏ rơi, buồn chán" - PGS-TS Phạm Mạnh Hà phân tích.

Giúp trẻ thoát cô độc, sợ hãi - Ảnh 1.

Học sinh Hà Nội hào hứng khi được đi học trực tiếp trở lại

Chuyên gia này cũng cho rằng việc cả thầy và trò đều bị động trong việc dạy và học online khiến học sinh gặp khó khăn trong tiếp thu những nội dung kiến thức. Thêm vào đó, chất lượng đường truyền thiếu ổn định, phương tiện học tập với màn hình bé, không gian học tập không bảo đảm… cũng làm cho học sinh căng thẳng, mệt mỏi, giảm trí nhớ.

Ngoài ra, ở nhà nhiều, tiếp cận với phương tiện internet nhiều nhưng thiếu kiểm soát dễ khiến trẻ lạm dụng game, rối loạn cảm xúc, kích động, hoang mang lo lắng. Ngay cả việc cha mẹ giám sát quá chặt, giám sát và can thiệp cả vào việc học của con cũng khiến các em sợ hãi, lo lắng, mất phương hướng, trí nhớ giảm, hay quên, không muốn giao tiếp.

PGS-TS-BS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai - khẳng định nếu không được đến trường, trẻ sẽ rất dễ mắc các bệnh về tâm thần. "Trong giai đoạn dịch hiện nay, nếu không cho trẻ đến trường thì nguy cơ bị trầm cảm, lo âu, thậm chí có ý định tự tử… sẽ gia tăng" - PGS-TS-BS Nguyễn Tiến Dũng nói.

Tỉ lệ học sinh, sinh viên khám bệnh tăng vọt

PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng, cũng nhấn mạnh trẻ phải có sự tương tác với bạn bè và thầy cô giáo thì mới phát triển cả thể chất và tinh thần. Nếu không được tới trường trong một thời gian dài, các em không chỉ bị thiếu kiến thức, mà còn có thể mắc các bệnh không lây nhiễm như trầm cảm, nghiện trò chơi điện tử…

Một nghiên cứu của ĐHQG TP HCM về các vấn đề sức khỏe tinh thần của sinh viên cho thấy 56,8% thiếu tập trung và không hứng thú học tập; 48% thấy tự ti, mất phương hướng; 56,2% bị rối loạn giấc ngủ; 35,7% thấy tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng không lý do. "Thống kê gần đây của Viện Sức khỏe tâm thần cho thấy tỉ lệ học sinh, sinh viên đến thăm khám và điều trị tại viện tặng vọt, chiếm đến 30% trên tổng số bệnh nhân" - PGS-TS Phạm Mạnh Hà thông tin.

Để tránh những tác động tiêu cực do học trực tuyến kéo dài, PGS-TS Phạm Mạnh Hà cho rằng cần có lộ trình đưa học sinh quay lại trường học, triệt để đổi mới phương thức học tập từ 100% trực tiếp hoặc 100% online sang hình thức dạy học kết hợp.

Bên cạnh đó, cần có hướng dẫn cụ thể về tổ chức các hoạt động giáo dục vừa bảo đảm các nội dung chuyên môn, đồng thời bảo đảm công tác phòng chống dịch, xây dựng các kịch bản nếu phát hiện những ổ dịch trong trường học để nhanh chóng xử lý mà không làm gián đoạn việc học tập.

Cần thiết đưa học sinh trở lại trường

Với tỉ lệ bao phủ 2 mũi vắc-xin Covid-19 đạt gần 100% ở cả người lớn và trẻ em từ 12-17 tuổi để đạt miễn dịch cộng đồng, việc sẵn sàng tiếp nhận tiêm vắc-xin cho trẻ 5-11 tuổi, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng cần thiết đưa học sinh trở lại trường học. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, lợi ích của việc trẻ được đến trường lớn hơn nhiều so với cho trẻ ở nhà. Trong khi các hoạt động kinh tế, giao tiếp xã hội đã gần như hoàn toàn bình thường, học sinh đã theo bố mẹ đi chơi, đi ăn ngoài hàng quán thì không có lý do gì để các em phải học trực tuyến.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo