xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Góp ý Dự luật Giáo dục ĐH: Băn khoăn tài chính, lợi nhuận

YẾN ANH

Theo GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, Luật Giáo dục ĐH khi được ban hành phải triệt tiêu mọi hậu họa của tệ nạn “xin - cho” đang phổ biến hiện nay

Hôm nay, 2-11, theo lịch trình, Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đọc tờ trình về dự án Luật Giáo dục đại học (ĐH). Trước đó, ngày 1-11, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng đã có buổi báo cáo về dự án luật này tại Ban Tuyên giáo Trung ương.

Quy định không rõ ràng

Khi được lấy ý kiến trước khi được trình ra Quốc hội,  nhiều chuyên gia giáo dục tỏ ý băn khoăn về độ “chín” của dự luật này. Thậm chí ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, còn cho rằng đây là một văn bản cóp nhặt, chưa hoàn thiện. Theo ông Khuyến, cùng một quy định nhưng dự luật lại có những cách hiểu không rõ ràng, ví dụ như quy định tại khoản 3, điều 10: “Thực hiện xã hội hóa giáo dục ĐH là khuyến khích các cơ sở giáo dục ĐH tư thục và cơ sở giáo dục ĐH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì mục đích lợi nhuận; cấp kinh phí đối với cơ sở giáo dục ĐH tư thục khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng; ưu tiên thành lập các cơ sở giáo dục ĐH tư thục có vốn đầu tư lớn, bảo đảm đầy đủ các điều kiện thành lập theo quy định.
Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục ĐH vì mục đích vụ lợi”. Ông Khuyến phân tích điều 10 quy định “cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi” cũng có nghĩa là Nhà nước không chấp nhận loại hình cơ sở giáo dục vì lợi nhuận, nhưng ở điều 66 lại ghi “thu nhập còn lại được phân chia cho các thành viên góp vốn” dẫn đến cách hiểu là cả hai loại hình dân lập và tư thục đều có chia lợi nhuận, tức là đều mang thuộc tính vì lợi nhuận.
img

Luật Giáo dục ĐH cần làm rõ các vấn đề sở hữu, lợi nhuận và phi lợi nhuận, trách nhiệm các cơ sở giáo dục ĐH...

để có chính sách phù hợp. Trong ảnh: Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM trên giảng đường. Ảnh: TẤN THẠNH

GS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng, cũng cho rằng dự luật không nói rõ như thế nào là phi lợi nhuận, trong khi thực chất các trường ngoài công lập đang chạy theo lợi nhuận. Theo ông Nghị, trường ngoài công lập hiện nay phần nhiều không được cấp đất xây trường, phải đi vay vốn ngoài nên khó mà khuyến khích phi lợi nhuận được.
Trong bản kiến nghị vừa gửi lên Bộ Chính trị liên quan đến dự thảo Luật Giáo dục ĐH, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cũng cho rằng về cơ chế lợi nhuận, Nhà nước chưa có quy định hệ thống tiêu chí rõ ràng để xác định thế nào là phi lợi nhuận, thế nào là vì lợi nhuận. Vì vậy, cần sớm làm rõ những vấn đề về sở hữu, tính chất vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục ĐH và hình thức xã hội hóa trong từng lĩnh vực để có cơ chế, chính sách phù hợp... Đồng thời, chỉ những cơ sở giáo dục ĐH chịu sự kiểm toán tài chính và kiểm định chất lượng được Nhà nước công nhận là tổ chức không vì lợi nhuận  mới được quyền hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Bộ vẫn “ôm đồm”

Theo GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, Luật Giáo dục ĐH khi được ban hành phải triệt tiêu mọi hậu họa của tệ nạn “xin - cho” đang phổ biến hiện nay mà nguồn gốc của nó chính là cơ chế quản lý một chiều: Nhà nước - nhà trường. Trong cơ chế này, Nhà nước vừa đưa ra chính sách vừa làm luôn nhiệm vụ giám sát.
Theo GS Quân, cơ chế này cần được thay bằng cơ chế quản lý 3 chiều: Nhà nước - nhà trường - xã hội. Trong đó, Nhà nước có trách nhiệm đặt ra những quy định tối thiểu, thể hiện qua một hệ thống các “chuẩn giáo dục ĐH quốc gia” để bảo đảm chất lượng hoạt động của các trường ĐH.

Liên quan đến quyền tự chủ của các trường, GS Hoàng Tụy cho rằng vấn đề này được dự luật đặt ra khá mờ nhạt. Xu hướng chung là Bộ GD-ĐT vẫn ôm đồm, ví dụ ở chương 3, 4, 5 đều có những việc lẽ ra phải để cho các trường làm nhưng lại quy định là bộ làm. Theo GS Tụy, đến thời điểm này mà còn quy định bộ tổ chức biên soạn một số giáo trình sử dụng chung để làm tài liệu giảng dạy trong các cơ sở giáo dục ĐH là cực kỳ phi lý, cực kỳ lạc hậu.

Kiểm định còn hạn chế

Về chất lượng đào tạo, dự luật đã dành hẳn chương VII để quy định về bảo đảm chất lượng đào tạo và kiểm định chất lượng giáo dục ĐH. Tuy nhiên, GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng các quy định liên quan đến vấn đề này trong dự thảo luật mới chỉ dừng lại ở mức độ đề ra các nguyên tắc cơ bản và khái quát, chưa đủ cụ thể và cũng chưa đề cập rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ sở giáo dục ĐH trong công tác kiểm định chất lượng đào tạo.
Để bảo đảm chất lượng đào tạo, theo các chuyên gia giáo dục, cần quy định rõ trong luật về quy trình và chu kỳ kiểm định, quy trình công khai hóa kết quả kiểm định chất lượng, có chính sách ưu tiên, khuyến khích các cơ sở giáo dục ĐH tham gia kiểm định chất lượng cũng như các quy định việc sử dụng kết quả kiểm định làm căn cứ để phân loại chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục ĐH...
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo