Đó là chia sẻ trong buổi talkshow diễn ra sáng 14-6 về chủ đề chủ đề "Dám mơ, dám làm" mà GS Trương Nguyện Thành – Tiến sĩ khoa học ngành hóa và tính toán Trường ĐH Minnesota (Mỹ) với sinh viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng và Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tại buổi nói chuyện, GS "quần đùi" Trương Nguyện Thành chỉ ra cho sinh viên thấy điểm khác nhau giữa ước mơ và ảo tưởng. Theo đó, ông cho rằng muốn ước mơ phải trả giá, đánh đổi bằng thời gian, tâm huyết của bản thân. Còn ảo tưởng chính là muốn mơ mà không chấp nhận trả giá cho ước mơ để nó trở thành hiện thực. Đây chính là cái giá cơ hội cho tương lai.
"Đã mơ thì phải mơ cho lớn, mơ nhỏ quá đừng nên vì đâu ai giới hạn giấc mơ của bạn", GS Thành chia sẻ.
Ông cho biết ban đầu khi hình thành ước mơ, nhiều người cảm thấy hoảng sợ vì không biết nên bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên qua thời gian ấp ủ, con người sẽ có được sự tập trung, chú ý khi nghe những điều liên quan ước mơ, từ đó thu thập thông tin, kiến thức và tìm ra hướng đi đúng đắn. Ông cho biết trong quá trình thực hiện ước mơ, người trẻ nên trả lời câu hỏi: "Nếu thành công thì giá trị như vô giá mà ước mơ mang lại là gì?" để có được năng lượng tích cực.
Tại buổi diễn thuyết, qua câu chuyện của bản thân ông và cậu con trai đi xe đạp xuyên Việt, GS Trương Nguyện Thành đúc kết 3 bài học để hiện thực hóa giấc mơ của mình: một là thay đổi nhận thức, chia sẻ (nói ra những mong muốn trở ngại giảm thiểu rủi ro và gia tăng thành công); hành trình vạn dặm bắt đầu bằng bước chân đầu tiên.
GS Nguyện Thành cho biết câu chuyện giấc mơ bị trì hoãn sau đó đổ thừa nhiều nguyên nhân khách quan "tại" và "bị" không chỉ xuất hiện ở các bạn trẻ mà bất kỳ ai cũng mắc phải. Ông chia sẻ đối với bản thân, ông đưa ra giải pháp chia công việc ra 4 mức độ ưu tiên: "Chữa cháy", quan trọng cấp bách, quan trọng nhưng không cấp bách, không quan trọng không cấp bách. Bản năng chúng ta hay bỏ và tập trung vào cái quan trọng và cấp bách nhưng ước mơ thường nằm trong khung quan trọng và không cấp bách. "Muốn làm được điều đó phải chủ tâm, bỏ thời gian làm và đừng từ bỏ ước mơ cho dù bận rộn. Nếu không có kế hoạch, những chuyện quan trọng cấp bách lấy hết thời gian và đẩy lùi bạn đến khi bạn không còn sức để làm, thì dùng những từ tại và bị".
Ông Trương Nguyện Thành từng tham gia giảng dạy tại ĐH Utah (Mỹ), Viện trưởng khoa học của Viện Khoa học và Công nghệ tính toán (Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM). GS cũng từng có thời gian giữ chức Phó hiệu trưởng điều hành Trường ĐH Hoa Sen.
Bình luận (0)