xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học chống tham nhũng

YẾN ANH

Từ năm học mới 2013, nội dung phòng chống tham nhũng sẽ được đưa vào giảng dạy tại những cơ sở GD-ĐT cấp THPT trở lên bằng cách lồng ghép, tích hợp vào các chương trình

Hiện nay, đã có nhiều quốc gia trên thế giới đưa nội dung phòng chống tham nhũng (PCTN) vào trường học để góp phần hạn chế tham nhũng, như: Thụy Điển, Trung Quốc, Singapore...

Dễ nhạt nhẽo, khó tiếp thu

Ở Việt Nam, việc đưa nội dung PCTN vào chương trình giáo dục đã được áp dụng thí điểm từ năm học 2011-2012 tại một số trường THPT. Trong đó, nội dung PCTN được lồng ghép vào môn học giáo dục công dân, hoạt động ngoại khóa.

Tuy nhiên, không ít giáo viên khi được hỏi đã cho rằng thực trạng tham nhũng ở nước ta rất phức tạp nên khó lấy dẫn chứng, ví dụ minh họa cho học sinh. Vì thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phải có hướng dẫn chi tiết việc lồng ghép thế nào cho phù hợp với đặc điểm của trường phổ thông, đồng thời thường xuyên bồi dưỡng giáo viên, hỗ trợ tài liệu thì việc giảng dạy mới có thể hiệu quả.

Hiệu trưởng một trường THPT ở quận Long Biên, TP Hà Nội cho rằng nếu không được đầu tư khoa học, nội dung PCTN sẽ trở nên nhạt nhẽo, học sinh khó tiếp thu. Vị hiệu trưởng này nhấn mạnh: “Nếu không tính được cụ thể chi tiết nội dung chương trình thế nào, thời lượng ra sao, lồng ghép kiểu gì… thì sẽ rất khó có hiệu quả”.

img
Giờ học giáo dục công dân tại Trường THPT Nhân Việt, quận Tân Phú, TP HCM. Ảnh: ĐẶNG TRINH

Thực tế, ai cũng thấy tham nhũng là vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Việc giảng dạy cho học sinh cần phải có nhiều thông tin, tài liệu làm ví dụ để tạo hứng thú học tập nhưng tài liệu về PCTN hiện nay rất thiếu. “Trong kế hoạch đổi mới chương trình, tài liệu sách giáo khoa thời gian tới, Bộ GD-ĐT cần xây dựng nội dung sao cho vừa cụ thể vừa lồng ghép với nội dung PCTN” - vị hiệu trưởng nêu trên đề xuất.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, ông Nguyễn Hiệp Thống, cho biết thành phố này chưa triển khai gì về việc đưa nội dung PCTN vào trường học vì chỉ thị của Thủ tướng mới được ban hành. Ông Thống cho rằng cần phải có hướng dẫn cụ thể từ ngành GD-ĐT cũng như có chương trình, tài liệu giảng dạy lồng ghép hay tập huấn giáo viên... Theo ông, chương trình cũng cần được nghiên cứu để có sự liên thông hợp lý giữa phổ thông và các cấp học cao hơn.

Phải dạy làm người trước tiên

GS Phạm Minh Hạc, nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng trường học cần dạy cho học sinh về sự quang minh, chính trực để có những con người ngay thẳng, không gian dối. Một mình nhà trường thì không thể giảng dạy cho học sinh hiểu biết về tham nhũng để phòng chống được vấn nạn này trong xã hội. Muốn

“Một mình nhà trường không thể giảng dạy cho học sinh hiểu biết về tham nhũng để phòng chống được vấn nạn này trong xã hội”.
 
(GS Phạm Minh Hạc)
chống tham nhũng, cả nhà trường và xã hội đều phải bắt tay. Khi nào xã hội tốt đẹp hơn, nhà trường dạy học sinh trung thực hơn, lúc ấy tham nhũng mới bị đẩy lùi.

GS Phạm Tất Dong, nguyên phó trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, nhấn mạnh các trường THPT phải chú ý đến việc dạy làm người ngay thẳng, thật thà, khiêm tốn…, không nên ôm đồm nhiều quá. Ông Nguyễn Hiệp Thống cũng đồng tình với quan điểm nhà trường nên dạy cho học sinh tính trung thực, thật thà từ những việc làm cụ thể, tránh trừu tượng như nội dung sách giáo khoa giáo dục công dân hiện nay.

Trước những băn khoăn về chương trình, Ông Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, cho hay tài liệu do Thanh tra Chính phủ biên soạn cùng những thông tin kinh nghiệm thế giới và trong nước về PCTN sẽ được cập nhật thường xuyên trên trang web của đề án đưa nội dung PCTN vào chương trình GD-ĐT.

Thêm một băn khoăn nữa về việc triển khai học PCTN trong nhà trường là chuyện lồng ghép nội dung này trong các môn sẽ phát sinh thêm số tiết học, tăng thời gian soạn giáo án đối với giáo viên. Tuy nhiên, hiện giáo viên lại chưa được hưởng chế độ bồi dưỡng tương xứng khi tham gia giảng dạy lồng ghép nội dung PCTN trong các môn học.

Một giáo viên Trường THPT Bán công Phan Huy Chú (quận Đống Đa, TP Hà Nội) cho rằng cùng với việc biên soạn chương trình, giáo trình về nội dung PCTN, các cơ quan chức năng cũng phải xây dựng chế độ, chính sách cho giáo viên tham gia giảng dạy.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo