xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học sinh sao thích nổi môn sử!

HUY LÂN - ĐẶNG TRINH

Sách giáo khoa vừa thừa vừa thiếu cùng với cách ra đề có tính chất trả bài khiến học sinh ngán môn sử

Cô Nguyễn Kim Tường Vy, tổ trưởng tổ lịch sử của Trường THPT Nguyễn Hiền - TPHCM, cho biết chương trình, sách giáo khoa (SGK) môn lịch sử có quá nhiều bất cập, vừa thừa lại vừa thiếu. Mặc dù đã thực hiện giảm tải nhưng SGK vẫn có quá nhiều nội dung dàn trải và quá nhiều chi tiết vụn vặt…
 
img
Một cảnh trong phim hoạt hình Đại chiến Bạch Đằng do nhóm sinh viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng thực hiện
 
 
Cùng quan điểm này, thầy Nguyễn Viết Đăng Du, tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn - TPHCM, khẳng định chương trình SGK quá nặng nề. Ví dụ, nếu phải thi tốt nghiệp môn lịch sử học sinh phải ôn tập trong 2 tháng với một khối lượng kiến thức khổng lồ, gồm các sự kiện lịch sử của cả thế giới từ năm 1945 đến 2000. Từ châu Phi đến châu Á, từ châu Mỹ Latin đến Trung Đông… đều phải học hết vậy mà chỉ được 3 điểm. Muốn có điểm trên trung bình, học tiếp sử Việt Nam từ năm 1919 đến 2000, học từ sự kiện Đảng ra đời thế nào cho đến ta thắng Pháp, Mỹ ra sao...
 
Cô Phạm Thị Hoài Thương, tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Nhân Việt (quận Tân Phú - TPHCM), nhận định: Nếu cắt đi 40% khối lượng kiến thức trong SGK thì mới mong học sinh không bị quá tải. Hầu hết kiến thức lịch sử THPT đều học lại ở bậc THCS.

Thừa thãi là thế nhưng chương trình, SGK lại thiếu hụt nhân vật lịch sử. Để học sinh có thể hiểu bài, thích thú với môn học thì không còn cách nào khác là giáo viên phải biên soạn lại SGK, nhấn mạnh những điểm chính, những sự kiện tiêu biểu và tất nhiên, bài kiểm tra cũng được ra theo hướng đó. Tuy nhiên, dù giáo viên có biên soạn lại cách nào để học sinh hiểu thì các em cũng phải học theo sách, trả lời y như sách khi tham gia thi ĐH hay thi tốt nghiệp THPT.

Bộ GD-ĐT đã nhiều lần cho biết sau năm 2015 sẽ đổi mới chương trình, SGK nhưng đến lúc này vẫn chưa có nhiều người biết chương trình sẽ được thiết kế như thế nào. Trong lúc chờ đợi chương trình mới tích cực hơn thì việc cần làm ngay là đổi mới triệt để công tác ra và chấm thi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 này.

 Theo ông Trần Ngọc Minh, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Tăng (quận 9 - TPHCM), lâu nay chúng ta đi theo khuôn mẫu thi thế nào thì học và dạy thế ấy. Chế độ thi cử hiện nay không mang tính tích hợp, hiểu biết mà đặt nặng tính học vẹt, trả bài. Chỉ cần đổi mới thi cử là sẽ đổi mới được phương pháp giảng dạy trong nhà trường. Ông Đặng Văn Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, cho rằng SGK lịch sử phổ thông hiện nay có tới 70% kiến thức không còn phù hợp và không cập nhật kiến thức có tính chất đương đại. Nói cách khác là SGK đang so le với cuộc sống.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo