xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học trò xứ Quảng hiến kế quy trình tuyển sinh

L. Thoa - B. Vân. Ảnh: H. Lân - Tr. Thường

(NLĐO) - Trong chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2014 do Báo Người Lao Động tổ chức tại Quảng Nam sáng 15-3, một nam sinh thắc mắc tại sao Bộ GD-ĐT không cho các thí sinh thi trước rồi chọn trường sau thay vì phải đăng ký vào trường rồi mới tổ chức thi. Điều này có thể giúp các thí sinh có nhiều cơ hội lựa chọn ngành học hơn.

Chương trình kết thúc lúc 10 giờ 30 nhưng các thầy cô vẫn nán lại tại hội trường để giải đáp thêm thắc mắc của các thí sinh. Ngày mai, chương trình tiếp tục diễn ra tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Quảng Ngãi, Đài truyền PT-TH Quảng Ngãi tường thuật trực tiếp chương trình. Báo Người Lao Động Online tường thuật trực tuyến, mời độc giả theo dõi.

 

Đại diện Công ty CP Phân bón Bình Điền trao học bổng cho các học sinh vượt khó học giỏi

Ông Võ Lê Duy Lâm, Trưởng Phòng Kinh doanh thị trường Công ty CP Phân bón Bình Điền Quảng Trị (Công ty CP Phân bón Bình Điền) trao học bổng cho các học sinh vượt khó học giỏi

 

img

* Xin ban tư vấn cho em biết ngành công nghiệp thực phẩm và công nghệ môi trường giống và khác nhau ra sao? Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm có những ngành nào?

- PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM: Ngành công nghiệp thực phẩm và môi trường đều thuộc nhóm ngành phục vụ chất lượng sống. Nhóm ngành này hiện xã hội đang có nhu cầu cao nên sinh viên tốt nghiệp dễ dàng xin việc ở các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Trường ĐH Công Nghiệp thực phẩm không đào tạo ngành khoa học môi trường, chỉ đào tạo công nghệ sinh học và kỹ thuật môi trường.

 

PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM

PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM giải đáp băn khoăn các em

 

* Năm 2014, ĐH Duy Tân năm 2014 có các suất học bổng toàn phần từ cử nhân đến tiến sĩ. Ban tư vấn có thể cho em biết thêm về học bổng này?

- TS Nguyễn Hữu Phú, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng): Năm nay, trường có 40 suất học bổng từ cử nhân đến tiến sĩ cho 3 ngành: Công nghệ thông tin chuẩn CMU, quản trị kinh doanh và du lịch chuẩn PSU dành cho các thí sinh điểm đầu vào là 25 điểm, tổng chi phí 800 triệu đồng/sinh viên. Tốt nghiệp chương trình này, sinh viên ra trường được đảm bảo có việc làm thu nhập cao.

* Hiện nay, xã hội phát triển, con người trở nên tiến bộ hơn. Vậy tại sao nhiều sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp, nhất là các ngành xã hội?

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM: Học ĐH không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Khi nhắc đến ĐH, hầu hết các em đều thắc mắc rằng học ngành đó ra trường làm gì, lương bao nhiêu? Suy nghĩ này rất hẹp. Các em tốt nghiệp ĐH sẽ trở thành những kỹ sư, cử nhân, có kiến thức chuyên môn về nghề nghiệp. Trong quá trình học, các em được tiếp thu nhiều kiến thức không liên quan nghề nghiệp nhưng cung cấp những kiến thức bổ sung khi ra trường và người giỏi sẽ không bao giờ thất nghiệp. Do đó, các em phải trang bị kiến thức vững vàng và nhiều kỹ năng khác để dễ dàng xin việc.

 

PGS-TS Lê Văn Huy, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng

PGS-TS Lê Văn Huy, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng trả lời thắc mắc thí sinh

 

img

 

* ĐH Nông lâm TP HCM có các ngành liên quan đến đất, em muốn biết thêm về ngành này?

- TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP HCM: Nhóm ngành quản lý đất đai của trường gồm 4 chuyên ngành: Quản lý đất đai, quản lý thị trường bất động sản, công nghệ địa chính, địa chính và quản lý đô thị. Từ năm 2013 về trước, trường tuyển ngành này khối A và D1. Năm nay, trường điều chỉnh sang tuyển khối A và A1 và trường quyết định không tuyển 5 ngành ở bậc học CĐ, trong đó có quản lý đất đai. Ngoài ra, một số nhóm ngành liên quan đến đất gồm: Tài nguyên môi trường, nông học... Điểm chuẩn bình quân của trường trong năm qua dao động từ 15 đến 21.

 

img

 

Học sinh các trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tập trung đông đủ

Học sinh các trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tập trung đông đủ

 

* Cơ hội việc làm ngành quản trị du lịch và nhà hàng - khách sạn Trường ĐH Tài chính Marketing?

-ThS Phạm Thế Vinh, Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Trường ĐH Tài chính Marketing: Với bờ biển trải dài, miền Trung là điểm hẹn du lịch của các tour trong và ngoài nước. Do đó, ngành này hiện đang cần đội ngũ quản trị du lịch nhà hàng, khách sạn với đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn, năng lực tốt. Để theo học ngành này, các thí sinh cần có các tố chất sau:

+ Trình độ ngoại ngữ

+ Khả năng giao tiếp

+ Tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực du lịch và nhà hàng, khách sạn

+ Kỹ năng mềm

Với không gian du lịch mở của miền Trung, cơ hội việc làm cho các em tốt nghiệp ngành này cũng sẽ rộng mở.

 

ThS Phạm Thế Vinh, Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Trường ĐH Tài chính Marketing

ThS Phạm Thế Vinh, Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Trường ĐH Tài chính Marketing giới thiệu về ngành du lịch và nhà hàng, khách sạn

 

* Thay vì phải đăng ký vào trường rồi mới tổ chức thi, tại sao Bộ GD-ĐT không cho các thí sinh thi trước rồi chọn trường sau? Điều này có thể giúp các thí sinh có nhiều cơ hội lựa chọn ngành học hơn. (Nguyễn Văn Hậu, lớp 12 A Trường THPT Lê Quý Đôn)

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM: Hầu hết các thí sinh đều phải nghĩ đến kỳ thi ĐH trong khi kỳ thi tốt nghiệp THPT chưa diễn ra. Đây cũng là điều bất cập trong giáo dục Việt Nam hiện nay. Mỗi người có thể hoàn toàn lựa chọn cho mình một ngành học sau tốt nghiệp vì hệ thống giáo dục có rất nhiều bậc học khác nhau sau THPT. Về phương án trên, các nước trên thế giới đã áp dụng nhưng riêng nước ta thì chưa.

Những năm trước, hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và ĐH-CĐ diễn ra liên tiếp nhưng kỳ thi tốt nghiệp THPT gần như không giá trị. Chỉ năm nay, quy chế tuyển sinh mới được đưa ra, trong đó nhiều trường tuyển sinh dựa trên điểm tốt nghiệp THPT thì kỳ thi tốt nghiệp THPT mới có nhiều giá trị.

* Em có thể thi tối đa bao nhiêu ngành, bao nhiêu trường, nộp tối đa bao nhiêu bộ hồ sơ?

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM: Hiện có khoảng 2.100.000 bộ hồ sơ thi ĐH-CĐ được nộp mỗi năm, trung bình mỗi học sinh nộp 1,8 bộ. Theo thống kê của khối trường ĐHQG TP HCM chúng tôi, có em nộp tới 10 bộ hồ sơ. Về việc số lượng hồ sơ, các em nộp bao nhiêu cũng được, cũng như không giới hạn việc đăng ký số ngành, số khối thi. Tuy nhiên, cả nước chỉ có 3 đợt thi chung mỗi năm: Đợt 1 thi khối A, đợt 2 thi khối B, C, D, năng khiếu, đợt 3 thi CĐ. Mỗi đợt các em chỉ được phép mang theo một giấy báo đi thi, các giấy báo thi còn lại phải huỷ bỏ. Muốn nộp nhiều hồ sơ tức em còn nhiều điều do dự. Do đó, em cần cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn đúng ngành phù hợp.

 

img

* Em nghe nói sinh viên học Trường ĐH Quảng Nam ra trường khó xin việc. Điều này đúng không thưa thầy cô?

- ThS Dương Phương Hùng, Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục Trường ĐH Quảng Nam: Rất tiếc là trường chưa có nghiên cứu và đánh giá cụ thể về sinh viên có việc làm sau khi ra trường. Tuy nhiên, qua một đề tài về cựu sinh viên ra trường, có đến 80% cựu sinh viên ra trường có việc. ĐH Quảng Nam có 2 nhóm ngành: Sư phạm và ngoài sư phạm. Các ngành sư phạm có thí sinh dự thi đông là sư phạm tiểu học, sư phạm toán. Tỉ lệ những ngành này có năm lên đến 1/16. Rất nhiều sinh viên ĐH Quảng Nam ra trường vẫn có việc làm ổn định. Khi các em nghe được những điều này trong dư luận thì có thể hiện trạng này rơi vào một số ngành. Hiện nhà trường đang nghiên cứu đề tài khảo sát tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm để công bố cho các em được rõ hơn.

 TƯ VẤN TRỰC TIẾP:

Sau đó, TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP HCM nói về tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp. Thầy Lý cho rằng đây là khâu quan trọng hàng đầu nhằm tránh lãng phí nguồn nhân lực cho xã hội. Thầy khuyên các thí sinh nên tự trả lời ba câu hỏi: Các em phù hợp nghề nào, học ngành nào để làm được nghề đó, học trường nào, bậc học nào phù hợp năng lực của mình. “Tất cả đều có thể thay đổi nhưng một điều theo suốt các em là là năng lực, sở trường chính các em", thầy Lý tận tình chia sẻ.

 

TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tư vấn hướng nghiệp

TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tư vấn hướng nghiệp

 

Tiếp đến, TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM cho biết đợt tuyển sinh năm nay, đa số các trường đều theo phương thức theo 3 chung như mọi năm. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm mới các em cần lưu ý trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2014 đối với các trường tuyển sinh chung và riêng.

 

Thầy Nghĩa lưu ý các điểm mới kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2014: 

* Đối với các trường theo phương án tuyển sinh 3 chung:

- Năm nay, tất cả các thí sinh không trúng tuyển NV1 đều được cấp ba giấy chứng nhận kết quả thi ĐH, CĐ (có đóng dấu đỏ của trường) để tham gia việc xét tuyển. Thay vì năm 2013 chỉ những thí sinh trên điểm sàn mà không trúng tuyển mới được cấp giấy chứng nhận kết quả thi. Do đó, tất cả các thí sinh dự thi ĐH, CĐ 2014 đều có quyền bình đẳng về đăng ký xét tuyển, có nhiều cơ hội xét tuyển hơn.

- Bộ GD-ĐT quyết định bỏ điểm sàn trong kỳ thi ĐH-CĐ năm 2014, thay vào đó là điều kiện “bảo đảm tiêu chí chất lượng đầu vào”. Bộ dự kiến công bố các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào ngay sau khi có kết quả thi để các trường lấy căn cứ xác định điểm chuẩn.  Tiêu chí xét tuyển đầu vào các trường sẽ được công bố đầu tháng 8 công bố

- Thời gian xét tuyển năm nay đến 31-10,  các trường thiếu chỉ tiêu có thể kéo dài đến 15-11

* Đối với các trường tuyển sinh riêng: Thực chất đa số các trường ĐH, CĐ được phép tuyển sinh riêng thuộc khối năng khiếu. Các trường tuyển sinh riêng còn lại dùng kết quả tốt nghiệp THPT hoặc kết quả năm học lớp 12.

* Điều chỉnh ưu tiên khu vực: Tỉnh Quảng Nam có nhiều xã, huyện thuộc đối tượng ưu tiên khu vực 1 nhiều hơn các tỉnh khác nên các em có lợi thế về điểm.

 

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM nêu những điểm mới thí sinh cần lưu ý

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM nêu những điểm mới thí sinh cần lưu ý

 

img

 

Học sinh chăm chú nghe ban tư vấn nêu những điểm mới kỳ tuyển sinh 2014

Học sinh chăm chú nghe ban tư vấn nêu những điểm mới kỳ tuyển sinh 2014

 

Phát biểu trong chương trình, ông Võ Lê Duy Lâm - đại diện Công ty CP Phân bón Bình Điền cho biết năm 2014, lần đầu tiên công ty đồng hành cùng Báo Người Lao Động qua chương trình "Đưa trường học đến thí sinh 2014". Đại diện nhà tài trợ cho biết công ty vinh dự khi được đóng góp một phần vào hành trang tương lai của trí thức trẻ cả nước nói chung và Quảng Nam nói riêng.

 

Ông Dương Văn Quang - Phó tổng Thư ký Toà soạn Báo Người Lao Động - phát biểu

Ông Dương Văn Quang - Phó tổng Thư ký Toà soạn Báo Người Lao Động - phát biểu

Ngoài ban tư vấn, khách mời chương trình còn có ông Dương Văn Quang, Phó Tổng Thư ký Toà soạn Báo Người Lao Động, Bà Võ Thị Kim Ngân – Trưởng Văn phòng đại diện Báo Người Lao Động. Ông Võ Lê Duy Lâm, Trưởng Phòng Kinh doanh thị trường Công ty CP Phân bón Bình Điền Quảng Trị (Công ty CP Phân bón Bình Điền). Đại diện Báo Người Lao Động, ông Dương Văn Quang cho biết đây là lần thứ 2 liên tiếp, chương trình được tổ chức tại Quảng Nam. Phó tổng thư ký Báo Người Lao Động chia sẻ với tư cách là người con đất Quảng, ông vô cùng vinh hạnh khi được góp sức trong chương trình làm hành trang trên con đường đến tương lai các em.

img
img

Mới 7 giờ 30, hơn 1.000 học sinh đến từ các trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trường THPT Trần Cao Vân, THPT Phan Bội Châu, THPT Lê Quý Đôn, Hà Huy Tập… trên địa bàn TP Tam Kỳ tập trung đông đủ tại Hội trường Trường ĐH Quảng Nam. Ngoài ra, chương trình còn có sự tham dự của học sinh từ các trường huyện lân cận như Trường THPT Cao Bá Quát (Thăng Bình), Trường THPT Hùng Vương… Ban tổ chức đã sắp xếp xe đưa đón các học sinh với tuyến xa nhất tới 12 km.

 

Học sinh từ các trường THPT tập trung tại hội trường Trường ĐH Quảng Nam

Học sinh từ các trường THPT tập trung tại hội trường Trường ĐH Quảng Nam

 

Chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2014 do báo Người Lao Động tổ chức với sự tài trợ của Công ty Cổ phần Phân Bón Bình Điền và sự đồng hành của các trường ĐH-CĐ diễn ra tại Trường ĐH Quảng Nam (TP Tam Kỳ, Quảng Nam). Đây là chương trình thứ 6 trong chuỗi 9 chương trình "Đưa trường học đến thí sinh" diễn ra trên nhiều tỉnh, thành. Chương trình với sự tham gia của các thí sinh đến từ các trường trên địa bàn TP Tam Kỳ, được Đài PT-TH Quảng Nam truyền hình trực tiếp vào lúc 8 giờ. 

 

Ban tư vấn chương trình:

 -TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM

- PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM

-TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP HCM

-ThS Phạm Thế Vinh, Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Trường ĐH Tài chính Marketing

- Trần Anh Hoàng, Trưởng Phòng tuyển sinh Trường Quốc tế PSB

- Thầy Lê Văn Cúp, Chuyên viên tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng

- ThS Võ Văn Phòng, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách Khoa - ĐH Đà Nẵng

- PGS-TS Lê Văn Huy, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng

- TS Phùng Xuân Thọ, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Kiến Trúc Đà Nẵng

- ThS Nguyễn Hữu Phú, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng

- ThS Huỳnh Tấn Châu, Giám đốc cơ sở ĐH FPT tại Đà Nẵng

- ThS Nguyễn Thế Tranh, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ - ĐH Đà Nẵng

- ThS Dương Phương Hùng, Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục Trường ĐH Quảng Nam.

 

 

 

Đơn vị tài trợ: 

 

img

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo