Hội thảo do Trường ĐH Văn Hiến chủ trì với sự đồng tổ chức của Báo Người Lao Động, Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Đà Lạt, Trường ĐH Cape Breton - Canada, Trường ĐH Stamford - Thái Lan, hệ thống các trường ĐH thành viên Hiệp hội Giáo dục các trường ĐH tư thục Indonesia (Aptisi), Viện Kinh doanh quốc tế - Trường ĐH Ngoại ngữ Bắc Kinh và Trường Cao đẳng Seneca (Seneca College) – Canada, tổ chức tại quận 1, TP HCM
Hội thảo thu hút hơn 200 chuyên gia trong và ngoài nước đến tham dự
Phát biểu bằng tiếng Anh tại hội thảo, PGS-TS Nguyễn Minh Đức, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến, Trưởng Ban tổ chức hội thảo, nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc chuyển đổi số.
Quang cảnh buổi hội thảo khoa học quốc tế "Truyền thông số và phục hồi của nền kinh tế"
Ban tổ chức đã nhận được hàng trăm bài viết bằng ngôn ngữ Anh, Việt và lựa chọn được 77 bài, trong đó lĩnh vực truyền thông số có 56 bài (tác giả nước ngoài 25 bài); lĩnh vực kinh tế có 17 bài (tác giả nước ngoài 8 bài).
PGS- TS Nguyễn Minh Đức đánh giá các bài tham luận có giá trị khoa học cao của các tác giả đến từ các trường ĐH trong và ngoài nước, các doanh nghiệp.như đại dịch COVID-19, các cuộc chiến thương mại, hoặc chiến tranh quân sự…
PGS-TS Nguyễn Minh Đức, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến phát biểu tại hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Tố Bình, Phó Tổng Thư ký tòa soạn báo Người Lao Động, chia sẻ những bước tiến thần tốc của trí tuệ nhân tạo (AI) và sự ra đời của ChatGPT khiến báo chí thế giới đối diện với những cơ hội lẫn rủi ro.
"Người làm báo, nhờ có ChatGPT mà thoát bớt sự phụ thuộc vào công cụ tìm kiếm thống trị thế giới bao năm qua là Google, đồng thời tập hợp được nguồn thông tin dữ liệu nhanh, phong phú để phục vụ sáng tạo nội dung thuận tiện hơn" – ông Bình cho hay.
"Báo chí Việt Nam đang trong "cơn bão" công nghệ, nếu biết nương tựa một cách khéo léo mới có thể sinh tồn" - ông Nguyễn Tố Bình, Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo Người Lao Động, cho hay
Trình bày tham luận, thạc sĩ Trần Ái Tiến đề cập đến tầm quan trọng của công nghệ số trong giáo dục ĐH tại Việt Nam. Công nghệ kỹ thuật số đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và các ứng dụng công nghệ kỹ thuật số.
Trong lĩnh vực giáo dục ĐH, phương tiện kỹ thuật số kết hợp các tiến bộ công nghệ vào các hoạt động giảng dạy để cải thiện phương pháp, hình thức và công cụ giảng dạy. Nhờ đó, hoạt động dạy và học có thể được duy trì trên diện rộng ngay cả trong thời kỳ đại dịch COVID-19, được coi là bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển ứng dụng công nghệ số trong giáo dục con người.
TS Trần Anh Dũng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến, tri ân các đơn vị đồng hành
Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông số và phục hồi của nền kinh tế” tập trung vào 6 chuyên đề: Truyền thông số trong khu vực công; truyền thông số trong sản xuất kinh doanh; truyền thông số trong giáo dục và đào tạo; truyền thông số với báo chí; nguồn nhân lực cho chuyển đổi số; các vấn đề liên quan đến vai trò của truyền thông số với phục hồi nền kinh tế.
Bình luận (0)