xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hơn 315.000 thí sinh không đăng ký xét tuyển: Có bất thường?

Yến Anh

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho hay năm 2020, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống là 642.270, năm 2021 con số này là 794.739.

Theo số liệu này, số thí sinh đăng ký xét tuyển năm 2022 giảm so với năm 2021 khoảng 20% và chỉ giảm 3,4% so với năm 2020.

Phân tích cho thấy trong số 20 địa phương có số thí sinh không đăng ký xét tuyển nhiều nhất, Hà Nội là địa phương có nhiều thí sinh nhất với hơn 22.000, kế tiếp là Thanh Hóa hơn 15.000, Nghệ An hơn 14.000 và TP HCM hơn 13.000. Ngoài ra, điểm các tổ hợp của các thí sinh không đăng ký xét tuyển hầu hết ở mức thấp hơn mức điểm trung vị và điểm trung bình của phổ điểm thi tốt nghiệp THPT. Ở các khối A0, A1 và B0, các mức điểm đại đa số là rất thấp, thấp hơn mức điểm trung vị, điểm trung bình và thấp hơn 15 điểm/tổ hợp. Riêng khối C0 điểm có khá hơn nhưng năm nay tổ hợp C0 có phổ điểm thí sinh đạt được rất cao trên cả nước, do vậy mức độ cạnh tranh xét tuyển sẽ cao hơn, điểm sàn mà các trường công bố cũng có xu hướng cao hơn.

Bộ GD-ĐT cho rằng điểm khác biệt căn bản trong việc đăng ký xét tuyển năm 2022 là thí sinh đăng ký nguyện vọng lên hệ thống sau khi đã biết kết quả thi tốt nghiệp THPT. Số liệu năm 2022 thể hiện con số thực chất, thực lực của thí sinh có khả năng cạnh tranh xét tuyển vào đại học, mong muốn vào học đại học sau khi đã có đầy đủ thông tin về kết quả thi tốt nghiệp THPT (kể cả điểm sau phúc khảo). Đây là tín hiệu tích cực thể hiện các định hướng và quyết định chủ động của thí sinh khi có đủ thông tin.

Lý giải về việc có tới hàng trăm ngàn thí sinh bỏ đăng ký xét tuyển đại học, một chuyên gia tuyển sinh cho rằng có 2 lý do chính, đó là nhiều gia đình có điều kiện kinh tế khá giả ở các đô thị lớn cho con du học ở nước ngoài, bên cạnh đó là các gia đình khó khăn ở vùng khó khăn chọn học nghề để sớm có việc làm. Bộ GD-ĐT cũng cho rằng năm 2021, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều thí sinh không thể du học và nhiều học sinh học phổ thông, đại học ở nước ngoài đã trở về Việt Nam học tập. Vì vậy, lý giải theo góc độ thí sinh chọn con đường du học là phù hợp với thí sinh ở các thành phố lớn.

PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD-ĐT, cho rằng nếu nhìn vào năng lực đào tạo hiện nay của hệ thống, tức là số lượng chỉ tiêu mà các trường đại học đã công bố, thì con số 616.522 thí sinh nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển là hợp lý. Bởi hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam hiện không đủ dung lượng để đào tạo cho trên 940.000 thí sinh nếu cùng đăng ký xét tuyển. Trước ý kiến cho rằng gần 1/3 thí sinh không nhập nguyện vọng lên hệ thống chính là "tỉ lệ ảo", gây khó khăn cho các trường trong công tác tuyển sinh, bà Nguyễn Thu Thủy khẳng định đây không phải tỉ lệ ảo, mà giúp giảm số "thí sinh ảo" trong hệ thống khi triển khai công tác tuyển sinh. Con số 616.522 thí sinh nhập nguyện vọng phần lớn là những người muốn học đại học, có đủ năng lực để học. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo