xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không biết bắt đầu từ đâu!

Lệ Sơn (TPHCM)

Năm 2005, Bộ GD-ĐT xúc tiến triển khai đào tạo theo tín chỉ ở bậc ĐH

Bấy giờ, người trực tiếp xây dựng lộ trình đào tạo tín chỉ trong giáo dục ĐH phát biểu rất hào hứng rằng đào tạo theo tín chỉ có rất nhiều ưu điểm và chúng ta sẽ thí điểm một số trường ngay trong năm 2005, sau đó triển khai đồng loạt từ năm học 2009-2010.
Việc đào tạo theo tín chỉ cũng được Bộ GD-ĐT xác định là một trong 7 bước đi quan trọng của lộ trình đổi mới giáo dục ĐH giai đoạn 2006-2020.
Rằng hay thì thật là hay, lộ trình nghe thế thì đơn giản quá nhưng bắt tay vào thực hiện mới thấy tình cảnh rối mù bởi hàng loạt  trường không biết sẽ làm sao và bắt đầu từ đâu để trong một thời gian gấp rút phải vừa hoàn thành việc dạy và học vừa biến hàng loạt cái không thành có.
Ví như chuyện xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy đáp ứng đào tạo theo tín chỉ thì ngay các trường có hoành tráng của hệ thống công lập cũng chới với hỏi làm sao các trường non trẻ, trường ngoài công lập có thể hóa giải chóng vánh được? Bởi thế nên  không có gì lạ khi có trường công lập với đầy đủ ưu ái từ bầu sữa ngân sách, thương hiệu hoành tráng nhưng vẫn nói thẳng là họ rất gượng ép nếu đào tạo tín chỉ.
Chính lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng nói rõ rằng nếu áp theo 12 đặc điểm quan trọng của đào tạo tín chỉ thì vẫn chưa có trường nào đạt chuẩn, kể cả trường đã chuyển sang đào tạo tín chỉ.
Thế nhưng, lộ trình thì không thể thay đổi được cho nên mới có chuyện hàng loạt sinh viên những lứa đầu đào tạo tín chỉ nay ra trường thì không thể tham gia xét tuyển giáo viên ở các sở GD-ĐT được, chỉ vì nơi đào tạo áp thang điểm 4 còn các sở GD-ĐT thì vẫn trung thành với thang điểm 10; rồi chỉ với khoảng 10% số trường nghiêm túc chuyển đổi theo chỉ đạo nhưng đã có hàng ngàn sinh viên  bị thôi học vì đào tạo tín chỉ nửa vời.
“Vỏ tín chỉ, ruột niên chế”, “Dạy và học kiểu... đối phó”, “Nhiều trường hụt hơi”... là những cụm từ xuất hiện liên tục trên báo chí, đủ để đo lường được đào tạo tín chỉ ở Việt Nam hiện đang ở mức độ nào.
Trên thế giới, nhiều nước đã làm từ lâu và chứng minh được các ưu thế của đào tạo tín chỉ, vì thế mà không phải bàn cãi gì nữa về tính tất yếu của việc phải đào tạo theo tín chỉ.
Nhưng muốn chuyển đổi sang hình thức mới thì chính Bộ GD-ĐT phải biết sức khỏe  của giáo dục ĐH nước nhà ra sao để có lộ trình thích hợp chứ không phải chỉ ấn định một cách duy ý chí mà không đo lường được các vấn đề diễn ra trong thực tiễn.
Có người bảo mới chuyển đổi mấy năm làm sao ngon trớn được, trục trặc là tất yếu. Ô hay! Đào tạo theo tín chỉ đâu phải mới có ở nước ta từ năm 2005 đâu? Người trong ngành giáo dục hẳn phải biết ngay như Trường ĐH Bách khoa TPHCM cũng đã triển khai đào tạo tín chỉ từ năm 1993. Như vậy nếu cần có thời gian để đúc rút kinh nghiệm thì ít ra Việt Nam đã có 17 năm  chứ ít đâu?
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo