xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đào tạo tín chỉ: Chỉ là hình thức

Thùy Vinh

Nhiều ý kiến cho rằng việc chuyển từ niên chế sang đào tạo theo tín chỉ chỉ mới ở hình thức, còn nội dung vẫn mang đậm bản chất của mô hình niên chế

“Điều kiện và hoàn cảnh giáo dục VN không chỉ chưa thể vận dụng triệt để các ưu điểm của học chế tín chỉ mà còn phát sinh một số hạn chế, bất cập trong giảng dạy, học tập và quản lý đào tạo”. TS Nguyễn Kim Quang, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM), thẳng thắn nhìn nhận tại hội thảo khoa học toàn quốc “Đổi mới phương pháp giảng dạy ĐH theo hệ thống tín chỉ” do Trường ĐH Sài Gòn tổ chức sáng 21-5, với sự tham gia của gần 400 đại biểu đến từ các trường ĐH, CĐ trong cả nước.

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết với số đơn vị học trình được thiết kế cho hệ ĐH 4 năm trung bình là 200 thì số giờ lên lớp sẽ vào khoảng 3.000 – 3.300 tiết, trong khi ở các nước, số giờ lên lớp chỉ 1.800 - 2.300 tiết. Hệ quả hiển nhiên là thời gian tự học của sinh viên sẽ ít đi.

Theo TS Nghĩa, cần phải giảm bớt số giờ lên lớp để tăng tính tự học cho sinh viên, nhưng nếu giảm số giờ lên lớp sẽ cắt giảm trực tiếp thu nhập từ thù lao giảng dạy của giảng viên...

Theo PGS-TS Phạm Xuân Hậu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, có hàng loạt khó khăn, trở ngại khi thực hiện việc đào tạo tín chỉ như chương trình chưa đồng bộ, xơ cứng, nội dung chưa hoàn thiện, phương pháp giảng dạy lỗi thời, ít giảng viên trình độ cao, cơ sở vật chất nghèo nàn...

Một trong những băn khoăn lớn nhất trong việc đào tạo theo tín chỉ là chất lượng đề cương bài giảng và giáo trình. TS Tôn Thất Dụng, Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm Huế, dẫn chứng: “Nhiều giảng viên có soạn đề cương nhưng còn quá sơ lược, đơn giản nên sinh viên không biết mình phải làm gì trong môn học. Vì thế, đề cương môn học chỉ mang tính hình thức, sinh viên không quan tâm khi tiếp cận”.

Đồng tình, TS Nguyễn Kim Quang cho rằng tình trạng thiếu giáo trình tiên tiến hoặc không được cập nhật, tài liệu tham khảo hạn chế đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và kết quả học tập của sinh viên.


Nhiều đại biểu đánh giá việc chuyển mình từ niên chế sang tín chỉ mới ở hình thức theo kiểu cơ học, còn nội dung vẫn mang đậm bản chất của mô hình niên chế.

Không đạt được mục tiêu


GS–TSKH Lâm Quang Thiệp, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH và Sau ĐH (Bộ GD-ĐT), cho rằng khi chuyển sang hệ thống tín chỉ, một số trường ĐH đã áp đặt ngay các định mức đơn vị tín chỉ và định mức về khối lượng chương trình đào tạo như Quy chế 43 của Bộ GD-ĐT, nghĩa là số tín chỉ quy định cho mỗi chương trình đào tạo được tính bằng cỡ 2/3 số đơn vị học trình đã được thiết kế trước đây.

Theo GS Thiệp, lộ trình chuyển sang hệ thống tín chỉ thiết kế như vậy không đạt được mục tiêu thật sự của hệ thống tín chỉ.  

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo