xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không còn học để thi

Bài và ảnh: Yến Anh

Một số trường đang mạnh dạn thay đổi phương châm đào tạo, cách dạy và cách học phù hợp với xu thế mới

Thay vì treo biển “Tiên học lễ, hậu học văn” như phần lớn các trường học khác, thầy và trò Trường THCS Tô Hoàng, Hà Nội thực hiện khẩu hiệu “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, học để cùng chung sống” như đề xướng của UNESCO. Đây là một trong những ngôi trường tiên phong trong việc thay đổi triết lý giáo dục, qua đó, thay đổi cách dạy và học.

Mạnh dạn thay đổi

Bà Nguyễn Thị Thuận, hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ đầu năm học 2013-2014, trường đã quyết định thay đổi khẩu hiệu giáo dục. “Sự thay đổi này không có gì là quá mới mẻ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nói rõ điều này. Chúng tôi rất tôn trọng “lễ” nhưng rõ ràng trong xã hội hiện đại cần phải có những thay đổi để phù hợp với xu thế mới” - bà Thuận nói.

Học sinh Trường THCS Tô Hoàng trong giờ ngoại khóa
Học sinh Trường THCS Tô Hoàng trong giờ ngoại khóa

Việc thay đổi này, theo bà Thuận, đã nhận được sự đồng tình của các phụ huynh. “Chúng tôi đã trao đổi với anh Giáp Văn Dương (TS Giáp Văn Dương - cha đẻ của kênh giáo dục trực tuyến Giapschool - PV), phụ huynh có con học tại trường cũng như nhiều trường khác và đã nhận được sự ủng hộ rất nhiều của các phụ huynh. Chúng tôi có hẳn một đội văn nghệ của phụ huynh học sinh. Có phụ huynh học sinh cũng đã “xung phong” giảng dạy thêm cho học sinh các môn lý, hóa bằng tiếng Anh để ủng hộ nhà trường” - bà Thuận tâm sự. Hiệu trưởng này cũng cho biết sau Trường THCS Tô Hoàng, một số trường của Hà Nội cũng đã thay đổi khẩu hiệu giáo dục khiến nhà trường rất vui.

Thay vì chỉ làm quen với kiến thức khô cứng, học sinh của Trường THCS Tô Hoàng được dạy nhiều về kỹ năng sống, những kiến thức gần gũi xung quanh mình. Nhà trường cũng rèn cho học sinh từ những kỹ năng cơ bản như chăm sóc bản thân hằng ngày, phòng vệ cho đến những kỹ năng quan trọng như làm việc theo nhóm và tự học, tự nghiên cứu.

Học để làm gì?

TS Giáp Văn Dương cho rằng trong việc học, có 3 câu hỏi tối quan trọng cần phải trả lời: “Học cái gì?”, “Học thế nào” và “Học để làm gì?”. Trong 3 câu hỏi này thì “Học để làm gì?” là quan trọng nhất vì nếu trả lời được câu hỏi này thì 2 câu còn lại sẽ tự động có đáp án.

TS Dương đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ với học sinh THPT và sinh viên ĐH về mục đích của việc học thông qua câu hỏi: Học để làm gì? Khoảng 80% các em chưa từng đặt ra câu hỏi này cho bản thân, tức là chưa biết mục đích của việc học là gì. Nhưng khi trao đổi kỹ hơn thì các em trả lời: Học để thi. Học như một quán tính, hết tiểu học thì lên THCS, THPT rồi vào ĐH. Một số em nói học vì bố mẹ bảo học, một số khác nói thẳng học chẳng biết để làm gì.

PGS Văn Như Cương - Chủ tịch HĐQT Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội - cũng có chung quan điểm này. “Câu hỏi của chúng ta bấy lâu là học để làm gì và câu trả lời luôn luôn là học để thi. Như vậy là rất sai lầm và cần phải thay đổi điều ấy. Có thể mỗi trường có một khẩu hiệu khác nhau, khẩu hiệu của Trường THPT Lương Thế Vinh chúng tôi là “Học thật, dạy thật” nhưng dù thế nào thì mục tiêu cũng là để tạo ra những con người có ích cho gia đình, xã hội, đất nước” - PGS Cương cho biết. Ông cũng nhấn mạnh rất ủng hộ quan điểm “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, học để cùng chung sống” mà UNESCO đề xướng. Đó là tiêu chí mà chúng ta đang hướng tới” - PGS Cương cho hay.

GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, khẳng định đổi mới căn bản toàn diện giáo dục - đào tạo thì phải đổi mới tư duy và phải đổi mới đến các nhà trường, phụ huynh và học sinh. “Từ lâu, chúng tôi đã đề xuất quan điểm đi học để xây dựng cho mình giá trị bản thân, để sống mà không phải bám vào bố mẹ. Ở phương Tây, trẻ em không sống dựa hoàn toàn vào bố mẹ mà tự hình thành cho mình trí tuệ, kỹ năng sống, giá trị lao động nhưng Việt Nam ta thì lại không như vậy. Vì thế, tôi rất ủng hộ các trường mạnh dạn đổi mới, trong đó có Trường THCS Tô Hoàng” - GS Phạm Minh Hạc khẳng định.

Học sinh tự tin hơn

Sau một năm thực hiện, bà Nguyễn Thị Thuận cho hay chưa thể có những kết quả mang tính đột biến. “Tuy nhiên, bên cạnh chất lượng đào tạo đã có những chuyển biến rõ rệt, điểm nổi bật nhất là học sinh Trường THCS Tô Hoàng tự tin hơn rất nhiều” - bà Thuận nói. Nhiều học sinh của trường đã giành những giải cao trong các cuộc thi hát tiếng Anh, thi viết thư quốc tế UPU, thi vận dụng kiến thức liên môn...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo