Theo TS Baine, những hạt kim cương đó có đường kính khoảng 1 cm, tương đương cỡ hạt kim cương mà ngôi sao Elizabeth Taylor rất hãnh diện khi làm trang sức. Ông ước tính mỗi năm có khoảng 1.000 tấn hạt kim cương như vậy được tạo thành ở sao Mộc.
Kim cương rơi như mưa trên sao Thổ và sao Mộc - Ảnh BBC
TS Baines và cộng sự Mona Delitsky đã phân tích về điều kiện khí hậu và cũng như nhiều dữ liệu mới về áp suất để giải thích làm cách nào carbon có dạng trong suốt như kim cương.
Các nhà khoa học cho rằng bão sét khiến methane đông lại thành muội carbon và khi muội carbon rơi từ độ cao vài chục ngàn km trong điều kiện áp suất ngày càng tăng thêm, muội carbon biến thành than chì. Than chì rơi thêm ở khoảng cách 6.000 km thì cứng lại thành kim cương và tiếp tục rơi ở khoảng cách 30.000 km nữa.
Tuy nhóm nghiên cứu này khẳng định sự tính toán của họ là chính xác nhưng TS Nadine Nettelmann tại ĐH California cho rằng cần có thêm công trình khác để chứng minh liệu carbon ở các hành tinh này có biến thành kim cương hay không. Theo bà Nettelmann, vì khí quyển của những hành tinh như sao Thổ không chỉ có carbon mà còn giàu hydroden và helium.
Bình luận (0)