xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mất niềm tin nếu không kiểm định nghiêm túc

Huy Lân thực hiện

TS Nguyễn Kim Dung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục (thuộc Trường ĐH Sư phạm TP HCM), cho rằng mục tiêu kiểm định 35% trường ĐH trong năm 2017 là khá cao. Kiểm định là công việc nghiêm túc và dài hơi, nếu không làm nghiêm túc, sẽ không còn mang ý nghĩa tích cực

Phóng viên: Là một người có kinh nghiệm trong việc kiểm định chất lượng (KĐCL) giáo dục, là kiểm định viên được Trung tâm KĐCL của ĐHQG TP HCM mời tham gia nhiều đoàn đánh giá, theo bà, việc kiểm định có ý nghĩa như thế nào đối với các trường ĐH, CĐ?

- TS Nguyễn Kim Dung:

img

KĐCL giáo dục có ý nghĩa rất lớn, đây là công cụ của nhà nước dùng để giám sát chất lượng của các trường, giúp các trường phải liên tục chú ý đến chất lượng và cải tiến, giúp xã hội có các thông tin đáng tin cậy về một/các trường ĐH.


Các trường ĐH phải công khai chất lượng giáo dục trong đề án tuyển sinh Ảnh: Hoàng Triều

Các trường ĐH phải công khai chất lượng giáo dục trong đề án tuyển sinh Ảnh: Hoàng Triều

Để kiểm định xong một trường ĐH, đơn vị kiểm định cần khoảng bao nhiêu thời gian và bao nhiêu nhân sự?

- Để kiểm định một trường, trung tâm kiểm định cần khoảng từ 5-7 thành viên (từ các trường ĐH khác nhau) trong đoàn đánh giá ngoài, 2-5 thành viên của trung tâm để hỗ trợ các vấn đề thủ tục, hậu cần và trung tâm cũng phải trình hội đồng kiểm định (khoảng 15 thành viên, trong đó có cả các nhà tuyển dụng) để thông qua kết quả.

Thời gian thực hiện đánh giá ngoài khoảng từ 5-6 tháng để thực hiện các bước từ nhận đăng ký đến thông báo kết quả.

Thời gian qua, các trung tâm KĐCL giáo dục đã tiến hành KĐCL giáo dục các trường ĐH. Trong thực tế, công tác kiểm định gặp phải những khó khăn gì?

- Trong thực tế, công tác kiểm định đã gặp phải nhiều khó khăn, trong đó quan trọng nhất là chất lượng của các kiểm định viên và các áp lực. Ở đây, tôi chỉ nói về góc độ cá nhân. Một số kiểm định viên còn nể nang, thậm chí so sánh với mặt bằng chung của trường mình và các trường khác chứ chưa so với sứ mạng và mục tiêu của trường được đánh giá, có tâm lý dễ dãi với các trường.

Đối với các trường tốt, có thể chưa là vấn đề, tuy nhiên, nếu đây là trường chưa tốt, có thể làm cho xã hội không còn lòng tin vào kiểm định.

Tuy nhiên, nhìn chung, kết quả của các đoàn đánh giá ngoài là đáng tin cậy.

Hiện có nhiều trường ĐH, CĐ cần tiến hành kiểm định nhưng mới chỉ có 4 trung tâm KĐCL giáo dục. Mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) là đến hết năm 2017 kiểm định 35% trường ĐH và 10% trường CĐ sư phạm. Theo bà, liệu mục tiêu này có quá sức, dẫn đến làm qua loa?

- Mục tiêu Bộ GD-ĐT đặt ra như vậy là khá cao, tuy nhiên, tôi nghĩ khó có thể làm qua loa. Kiểm định là công việc nghiêm túc và dài hơi, nếu không làm nghiêm túc sẽ không còn mang ý nghĩa tích cực nữa.

Thực tế là các trường sẽ phải chạy theo thành tích kiểm định, vậy liệu có thể xảy ra các hiện tượng tiêu cực, “chạy” các trung tâm KĐCL và kiểm định viên để đạt được chuẩn kiểm định? Làm thế nào để việc kiểm định thực chất và đáng tin, thưa bà?

- Hiện giờ, tôi nghĩ chưa có việc đó xảy ra, tuy nhiên, nếu xảy ra, các kiểm định viên sẽ phải lên tiếng và các trung tâm kiểm định sẽ khó có thể có được lòng tin của mọi người nếu có việc đó. Bản thân tôi, nếu không còn lòng tin vào kiểm định, tôi sẽ từ chối tham gia.

Trong 4 trung tâm kiểm định hiện có thì 3 trung tâm thuộc Bộ GD-ĐT. Theo bà, có nên cho phép thành lập những trung tâm kiểm định độc lập? Trung tâm này sẽ hoạt động theo những nguyên tắc nào?

- Bộ GD-ĐT có cho phép thành lập các trung tâm ngoài công lập, độc lập với bộ, tuy nhiên, điều kiện thành lập khá nghiêm ngặt và khó khăn nên hiện giờ vẫn chưa có. Trong tương lai, tôi hy vọng sẽ có 1-2 trung tâm KĐCL độc lập.

Cho phép cá nhân thành lập tổ chức kiểm định

Cả nước hiện có 4 trung tâm KĐCL giáo dục được thành lập và đã đi vào hoạt động là Trung tâm KĐCL ĐHQG Hà Nội, Trung tâm KĐCL ĐHQG TP HCM, Trung tâm KĐCL ĐH Đà Nẵng, Trung tâm KĐCL Hiệp hội ĐH-CĐ Việt Nam. Theo Thông tư 61/2012 của Bộ GD-ĐT, trong giai đoạn 2012-2015, thành lập các tổ chức KĐCL giáo dục của nhà nước; trong giai đoạn sau năm 2015, cho phép các tổ chức, cá nhân thành lập các tổ chức KĐCL giáo dục.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo