xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Miền Tây: Trường gần vẫn xa

Bài và ảnh: Việt Hà

Ngày mai, 5-9, năm học mới 2013-2014 khai giảng nhưng đây đó ở miền Tây Nam Bộ vẫn còn những câu chuyện, những nỗi lo không khác gì nhiều năm trước…

Hầu như ngả đường nào ở miền Tây Nam Bộ cũng có rất nhiều áp phích, panô khuyến học, kiểu như: "Học để thay đổi số phận", "Con đường đến trường là con đường đến tương lai"... Dù vậy, so với cả nước, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn là vùng trũng về giáo dục. Khu vực này luôn gắn với những cái "nhất" buồn: Tỉ lệ sinh viên trên vạn dân thấp nhất (71,5 sinh viên/vạn dân), học sinh (HS) bỏ học cao nhất nước (3,1%), số HS ngồi nhầm lớp đứng đầu bảng…

Cái nghèo sống chung cái dốt

Khi giao thông nông thôn được cải thiện đến từng thôn ấp, nỗi lo tiền đò lớn hơn rất nhiều tiền trường không còn là chuyện ám ảnh thì tỉ lệ nghỉ học ở miền Tây vẫn nhiều. "Phần đông nông dân cũng tha thiết muốn cho con cái học hành tử tế nhưng lực bất tòng tâm. Cái nghèo đã buộc người ĐBSCL phải sống chung với cái dốt" - ông Lưu Văn Minh - ngụ huyện Cái Đôi Vàm, tỉnh Cà Mau, thổ lộ.
 
img
Những chuyến đò chông chênh chở học sinh ở Cà Mau đến trường

Ở xóm Đảo, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, rất nhiều em không đi học đúng tuổi, thậm chí có bé không hề được đến trường. Gia đình bà Châu Thùy Lê có 4 con thì chỉ cậu con út là Nguyễn Chí Hiếu học "cao nhất" - mới qua lớp 1 và nghỉ học ngay sau đó! Ba anh chị của Hiếu chưa một ngày đến trường.

Gia đình bà Nguyễn Thị Quyên có 4 con, cậu con trai lớn nhất học xong lớp 5 cũng nghỉ để đi vá lưới. Em Nguyễn Văn Hùng (15 tuổi) tâm sự: "Năm nay tiền trường nhiều quá, hơn 1 triệu đồng, ba má không có tiền nên cho em nghỉ học đi ghe bạn. Em nhớ lớp, nhớ các bạn, xin ba má được học lại nhưng trong nhà không còn cái gì đáng giá để bán đóng tiền trường, mà đi biển cũng bết bát quá. Em tính đi Đồng Nai làm công nhân…".

Chị Nguyễn Thị Thúy (ngụ khóm 3, xóm Đảo) ngậm ngùi: "Nhà tôi kế bên trường, thấy mấy đứa trẻ mặc quần tây, áo trắng tới lớp, tôi thèm cho con đi học lắm nhưng nghe nói tiền trường nhiều mà gia đình lại hết hạn hộ nghèo rồi. Tôi đi bắt cá nguyên ngày chỉ đủ gạo ăn… Dù sao thì tôi sẽ ráng. Cả đời tôi không biết chữ rồi, biết đâu nhờ cái chữ mà con cái của tôi có cuộc đời sướng hơn ba mẹ chúng" .

Lệ thuộc mùa vụ

Ở miền Tây, việc học còn phụ thuộc vào… vụ mùa. Nghĩa là mùa này lúa trúng, tôm trúng, cá trúng thì HS sẽ bình yên trên con đường đến trường. Nếu mùa thất bát sẽ khiến nhiều trẻ phải nghỉ học giữa chừng.

Từng có thống kê ở ĐBSCL cho thấy đến 45,1% số người từ 15 tuổi trở lên ở địa bàn nông thôn không hoàn thành cấp học nào, 32,87% tốt nghiệp tiểu học, 13,51% có bằng THCS và 5,43% tốt nghiệp THPT. Âu đó cũng là điều dễ hiểu. Kiếm miếng ăn hằng ngày còn khó nên việc học hành của các em nhỏ dường như ít được nhắc tới. Vì chuyện áo cơm, lớp trẻ sẽ đổ xô đến các thành phố lớn làm ăn với hy vọng thoát nghèo. "Tụi nó đi để đổi đời, thoát cái kiếp nghèo khổ bám riết không tha…" - bà Tâm, một người sống gần trọn cuộc đời với xóm Đảo, băn khoăn.

Vẫn gian nan "đưa đò"

Năm học mới nào ở ĐBSCL cũng vẫn tồn tại nỗi lo cũ, đó là chuyện thiếu trường, thiếu lớp, nơi thừa, nơi thiếu giáo viên, nhất là các môn năng khiếu. Trong khi đó, đầu tư bằng cách chỉ tập trung xây dựng phòng học thì khó có thể thay đổi diện mạo giáo dục ĐBSCL. Bởi có bao nhiêu phòng học, trang thiết bị dạy học có tốt cách mấy mà HS không đủ điều kiện đến trường thì cũng vô ích. Vào năm học mới, đâu đó ở những vùng sâu, vùng xa tận miệt Cà Mau vẫn còn những em phải thức dậy đi học từ 3-4 giờ để đến lớp cho kịp chuyến đò và chỉ có thể trở về nhà vào khoảng 13 - 14 giờ…

Tại Cà Mau, hàng chục tỉ đồng đã được chi ra mỗi năm để hỗ trợ tiền đò cho HS nghèo đến lớp. Năm 2009, Cà Mau chi cho HS nghèo trong tỉnh phải đi học bằng đò với mức 150.000 đồng/em/tháng. Tuy nhiên, nghịch lý đau lòng là chính nơi được cổ vũ, động viên nhiều nhất, được hỗ trợ nhiều nhất này lại là khu vực có tỉ lệ HS bỏ học cao nhất nước.
 

Hàng trăm tỉ đồng cho năm học mới

Để chuẩn bị cho năm học mới, tỉnh Cà Mau đã xây dựng 20 phòng chức năng và 60 phòng học, sửa chữa hơn 1.000 phòng học… với kinh phí gần 100 tỉ đồng. Tỉnh Đồng Tháp cũng đã chi hơn 140 tỉ đồng để xây hơn 700 phòng học, phòng chức năng và các hạng mục khác. Sở GD-ĐT An Giang đã chi 48,58 tỉ đồng, trong đó, trên 1,4 tỉ đồng từ đóng góp của cộng đồng cùng nhà nước chăm lo cho năm học mới…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo