xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Món “canh gà” và trò đùa thời internet

Theo Quý Hiên (Tiền Phong)

Mấy ngày qua, các cư dân mạng không khỏi bán tin bán nghi trước một số bằng chứng chứng minh “canh gà” trong cụm từ “canh gà Thọ Xương” ở văn bản gốc là từ để chỉ món ăn. Tuy nhiên sự thật đã hiển hiện khi Viện Nghiên cứu Hán Nôm đưa ra bản thảo đúng.

img
PGS-TS Trịnh Khắc Mạnh (phải) và một nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Hán Nôm
đang xem lại trước tác của Dương Khuê. Ảnh: Hà Anh
 
Trò đùa thời internet
 
Mấy ngày qua trên các trang mạng ồn ào chuyện truy tìm nguồn gốc khái niệm “canh gà” trong câu thơ "Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương" (được sách giáo khoa xếp vào thể loại ca dao).
 
Câu chuyện bắt đầu từ sự kiện một giáo viên môn văn ở Hà Nội không sửa lỗi trong bài làm của học sinh lớp 7 khi các em diễn giải “canh gà Thọ Xương” trong bài ca dao được gọi tên Gió đưa cành trúc la đà” là món ăn đặc sản.
 
Bênh vực cô giáo trên, một số cư dân mạng cho rằng người ta hoàn toàn có thể hiểu “canh gà Thọ Xương” là một món ăn gắn với địa danh Thọ Xương. Một cư dân mạng còn kể chuyện được thầy giáo cũ cho xem bút tích của nhà văn Vũ Bằng, trong đó có hai câu “Tương Bần, cà Láng, dưa La. Cá rô Đầm Sét, canh gà Thọ Xương”.
 
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng có một bài tục ngữ tương tự nói về các món ngon có nội dung tương tự nhưng tuyệt nhiên không có cụm từ “canh gà Thọ Xương”, đó là “Dưa La, cà Láng. Nem Báng, tương Bần. Nước mắm Vạn Vân. Cá rô Đầm Sét”.
 
Kỳ công hơn, một cư dân mạng khác (tạm gọi là nick Đ.) đưa lên Facebook một dẫn chứng đầy thuyết phục với những trích dẫn có địa chỉ xác thực.
 
Theo nick Đ., nguyên bản cuốn Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh Thi Tập hiện đang lưu trữ tại thư Viện nghiên cứu Hán Nôm có một bài thơ chữ Hán mà nghĩa gần giống với bài thơ Hà Nội tứ cảnh của danh sĩ Dương Khuê.
 
Bài thơ có tên Tối ức Thọ Xương thang (Nhớ nhất canh Thọ Xương). Dịch nghĩa: Gió lay trúc phất phơ, chuông Trấn Vũ xa thẳm, quán Thọ Xương nhiều ông bạn cũ, đều đến mua canh gà hầm. Khói sương vây bủa mặt nước hồ Tây, nhịp chày kinh động làng Yên Thái, cảnh đẹp này của Hà Thành, khiến khách nhớ nhung nhất.
 
Các bài viết trên nhanh chóng được lan truyền trên mạng với tốc độ chóng mặt, được nhiều diễn đàn bàn tán rôm rả.
 
Canh gà là canh gà nào?
 
Tuy nhiên, PGS-TS Trịnh Khắc Mạnh, Viện trưởng Viện Hán Nôm, khẳng định ông không tìm thấy bất kỳ một bài thơ nào có nội dung như trên trong các tác phẩm của Dương Khuê được lưu trữ tại Viện.
 
img
Trang có bài thơ Hà Nội tứ cảnh
 
Ông Mạnh nói: “Chiều qua (17-10), khi được một phóng viên hỏi, tôi đã tìm trong cuốn Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh Thi Tập nhưng chưa thấy bài thơ nào như trên. Sáng nay, tôi tiếp tục tìm lại vẫn không thấy. Tìm ở một cuốn khác, Vân Trì thi thảo (mang ký hiệu VHv. 2482) thì thấy một bài thơ tiêu đề Hà Nội tứ cảnh với 4 câu thơ chữ Nôm:“Phất phơ ngọn trúc trăng tà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương/ Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Tiếng chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”.
 
Theo bản chép bài thơ này, chữ “canh” trong câu “canh gà Thọ Xương” là chữ biểu đạt tiếng gà báo canh, trong khi đó chữ canh mới là chữ biểu đạt của bát canh, món canh”.
 
Chia sẻ về hàm ý của khái niệm “canh gà” trong câu thơ “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”, các nhà nghiên cứu cây đa cây đề trong giới nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam cũng khẳng định, không thể có chuyện “canh gà” là món súp gà.
 
PGS Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Hoành Khung nhận xét: “Tôi chưa bao giờ hiểu “canh gà” trong bài thơ trên là khái niệm chỉ thực phẩm, dù vài ba năm nay có nghe ai đó đâu đó hiểu theo cách này. Việc truy tìm đến tận cùng của một văn bản hay lật lại vấn đề “canh gà” có phải là món canh gà cũng là cái hay mà các nhà nghiên cứu có thể làm nhưng dẫu họ có tìm thấy cái gì đó chứng tỏ cụ Dương Khuê nói đến món “canh gà” thì điều đó cũng không thật sự ảnh hưởng lắm tới cách hiểu thông thường.
 
Trong văn chương, cách hiểu chung về một văn bản chưa chắc đã là sai dù xuất xứ của nó có thể khác. Có rất nhiều sự thật văn học khác xa với cái mọi người vẫn biết, tìm hiểu để đi đến cùng cũng là cái hay”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo