xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Một trường, nhiều địa điểm

Bài và ảnh: Đặng Trinh

Trong số 416 trường mầm non công lập tại TP HCM, vẫn còn gần 100 trường có từ 2 đến 7 địa điểm, gây rất nhiều khó khăn trong hoạt động dạy và chăm sóc trẻ

Tại TP HCM, bên cạnh những trường mầm non (MN) rộng rãi, khang trang, vẫn còn rất nhiều ngôi trường phải tận dụng nhà dân tại nhiều địa điểm khác nhau làm phòng học. Hầu hết những điểm này cách xa trường chính, cơ sở vật chất tồi tàn, thiếu chuẩn. Thực trạng này khiến cô và trò bậc MN phải chật vật xoay trở.

Tất tả để kịp giờ cơm

Ngay tại quận 3, khu vực trung tâm của TP HCM, vẫn còn rất nhiều ngôi trường mà địa điểm các lớp học phải chia 5 xẻ 7. Trường MN 11 là điển hình khi có tới 5 địa điểm. Cơ sở chính của trường nằm lọt thỏm trong khu chợ chật hẹp đường Trần Văn Đang. Cơ sở này có 2 cổng nhưng chỉ mở 1 cổng để đón trẻ, còn cổng phụ luôn phải đóng vì mở là đụng ngay sự nhếch nhác, ồn ào của khu chợ. Tuy nhiên, đây là cơ sở được xem là khang trang nhất của trường. Những cơ sở còn lại hầu hết đều cải tạo từ nhà dân, nằm sâu trong hẻm, rải rác từ đường Trần Văn Đang đến đường Cách Mạng Tháng Tám. Hằng ngày, bảo mẫu và cấp dưỡng nấu ăn tại cơ sở chính sau đó huy động cả giáo viên, bảo vệ vận chuyển phần ăn đến các địa điểm cho trẻ được ăn đúng giờ. Vì lý do này mà nhiều giáo viên không còn thời gian nghỉ trưa. Theo lãnh đạo nhà trường, tuy là ngôi trường đạt nhiều thành tích của quận nhưng việc phải phân tán đội ngũ qua nhiều điểm, cơ sở chính lại chật hẹp nên muốn tổ chức hoạt động toàn trường rất khó khăn.
 

 

img

Học sinh Trường Mầm non 11 (quận 3, TP HCM) chơi trong sân trường chật hẹp

Trường MN 8, nằm trên đường Lý Chính Thắng (quận 3) có 2 địa điểm. Điểm thứ hai của trường nằm tại địa chỉ 292/3 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cách điểm chính khoảng 1 km với số học sinh gần bằng 2 lớp. Hiệu trưởng và hiệu phó thay nhau chạy như con thoi giữa 2 địa điểm để vừa làm nhiệm vụ quản lý vừa lo tổ chức bán trú cho trẻ. Bà Nguyễn Nữ Lan Hương, Hiệu trưởng Trường MN 8, nêu thực tế: “Trong những giờ cao điểm mà thiếu người, hiệu trưởng cũng làm việc như bảo mẫu. Nhưng cực nhất là lực lượng cấp dưỡng, bảo vệ. Sau khi nấu ăn ở cơ sở chính thì tất tả di chuyển qua cơ sở 2 cho kịp giờ ăn của trẻ”.

Các trường MN có nhiều địa điểm nhất tập trung ở khu vực quận 8, điển hình như: Trường MN Chim Non có 5 điểm, Trường MN Bé Ngoan có 4 điểm, Trường MN Họa Mi có 6 điểm, Trường MN Tuổi Hoa có tới 7 điểm… Hầu hết các điểm lẻ được cải tạo từ nhà dân với quy mô chỉ xấp xỉ 40 trẻ.

Thiệt thòi, tủi thân

Hiện ngân sách nhà nước cấp cho các trường như nhau dựa trên đội ngũ giáo viên, số trẻ và các nhân sự khác như bảo vệ, lao công, cấp dưỡng… Do đó, những trường MN nhiều địa điểm phải gánh chịu nhiều thiệt thòi vì phải san sẻ đội ngũ đều cho các điểm, giáo viên vốn đã thiếu mà muốn hỗ trợ nhau về chuyên môn và chăm sóc trẻ cũng khó. Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 3, phân tích: Nếu cùng 1 cơ sở thì có thể chỉ cần 1 bảo vệ, 2 cấp dưỡng; còn trường có nhiều địa điểm thì cứ thế mà nhân lên số nhân sự cần thiết. Bà Nguyễn Nữ Lan Hương cho biết thêm do kinh phí hạn hẹp, có những thời điểm, trường không tuyển được bảo vệ. Hiệu trưởng một trường MN tại quận 8 thừa nhận muốn tổ chức vui chơi hay các hoạt động ngoài trời cho trẻ cũng chỉ tổ chức được ở cơ sở chính, các điểm còn lại muốn quan tâm thì lực bất tòng tâm vì không thể di chuyển tất cả các cháu đi đi về về. Ngày khai giảng, mỗi địa điểm chỉ được chọn một số cháu tham dự vì không đủ chỗ tập trung toàn trường.
 
Bà Chung Bích Phượng, Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú, cho hay trẻ học ở những điểm lẻ chịu rất nhiều thiệt thòi do không có sân chơi. Lứa tuổi MN lấy hoạt động vui chơi làm chủ đạo nhưng giờ chơi của các bé lại quanh quẩn trong mấy phòng học, thậm chí có nơi cô trò còn phải rồng rắn kéo nhau ra vỉa hè mới có khoảng trống. Việc phải di chuyển đồ ăn từ nơi này sang nơi khác khó bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và nguy cơ tai nạn giao thông khi đi trên đường cũng rất dễ xảy ra… Trong hoàn cành này, nhiều giáo viên, bảo mẫu, cấp dưỡng cũng gắng gượng nhưng không tránh khỏi sự tủi thân.

Xóa mãi không xong

Dự án dồn 2 điểm làm 1 của Trường MN 8 đã có từ hơn 10 năm nay nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt cho biết theo dự tính, khu đất hiện tại mà Phòng Cảnh sát PCCC đang mượn tạm đối diện cơ sở chính sau 3 năm nữa sẽ bàn giao cho trường để quy 2 điểm trường về 1 mối. Theo bà Phạm Thị Ánh Tuyết, Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 8, Trường MN Chim Non nằm ở địa bàn phường 4 cho đến nay vẫn chưa có quỹ đất, Trường MN Họa Mi mới chỉ ở trên giấy, Trường MN Bé Ngoan đã có đất và 1 công ty đóng trên địa bàn tài trợ vốn nhưng không biết còn vướng mắc ở khâu nào nên vẫn chưa thể triển khai. Nhưng bế tắc nhất vẫn là Trường MN Tuổi Hoa với 7 điểm và nỗ lực xóa điểm lẻ 3 năm nay chưa xong.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo