xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Náo nức vào năm học mới

NHÓM PHÓNG VIÊN

Ngày 5-9, hơn 22 triệu học sinh và sinh viên cả nước sẽ tưng bừng bước vào năm học mới 2012-2013. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Giáo dục và đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu”

Ngày 4-9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự lễ khai giảng năm học 2012-2013 tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - TPHCM. Thủ tướng bày tỏ vui mừng với thành tích và truyền thống dạy giỏi, học giỏi; tôn sư trọng đạo mà các thế hệ thầy và trò của trường đã dày công vun đắp.

Hết mình cho sự nghiệp trồng người

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ sẽ làm hết sức mình đồng thời yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền TPHCM cũng như các địa phương trong cả nước luôn quan tâm chăm lo, đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho sự nghiệp trồng người; tạo điều kiện tốt hơn, đầy đủ hơn cho việc học tập, rèn luyện và phấn đấu của thế hệ trẻ.
 
img
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng động viên các em học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tại lễ khai giảng 
Thủ tướng nhấn mạnh  Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, coi giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) là quốc sách hàng đầu. GD-ĐT thời gian qua đã có những bước phát triển rất đáng trân trọng, quy mô và mạng lưới mở rộng, chất lượng từng bước nâng lên. Công bằng xã hội trong GD-ĐT và GD-ĐT ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được giải quyết ngày càng tốt hơn.
 
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy có nhiều tiến bộ. Ngày càng có nhiều học sinh và sinh viên chăm ngoan học giỏi, đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đưa tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nước ta từ 16% năm 2000 lên hơn 40% vào năm 2011, đóng góp thiết thực vào tiến trình phát triển của đất nước.
 
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng những kết quả của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong nói riêng, của ngành GD-ĐT TPHCM cũng như cả nước nói chung vẫn còn nhiều  bất cập, yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa thật sự gắn với yêu cầu của xã hội. Giáo dục kiến thức về xã hội, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, trình độ ngoại ngữ, kỹ  năng thực hành còn kém; chưa phát huy khả năng tự học, tính chủ động sáng tạo của người học. Việc tham gia vào các hoạt động xã hội của học sinh và sinh viên  còn nhiều hạn chế; công tác quản lý Nhà nước về giáo dục còn bất cập. Nội dung giáo dục thiên về lý thuyết, nặng về dạy chữ, chưa quan tâm đúng mức về dạy người; chương trình, phương pháp dạy và học chậm được đổi mới; cơ sở vật chất còn thiếu, lạc hậu và sử dụng kém hiệu quả; một số hiện tượng tiêu cực chậm được khắc phục từ khâu tuyển sinh đến dạy học, thi cử và cấp bằng, gây bức xúc xã hội...

Cần chiến lược phát triển

Cùng ngày, nhiều trường ở TPHCM cũng đã khai giảng. Năm học này, TPHCM có gần 1,5 triệu học sinh; 8 tháng đầu năm 2012, TP có 1.193 phòng học mới được đưa vào sử dụng.  

Tại tỉnh Hòa Bình, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã dự lễ khai giảng năm học mới cùng thầy và trò Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, TP Hòa Bình. Tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo Bộ GD-ĐT và TP đã dự lễ khai giảng tại Trường THPT Chu Văn An.
 
img
Học sinh Trường THCS Lê Lợi (quận Tân Phú - TPHCM) trong ngày khai giảng năm học mới. Ảnh: HỒNG THÚY

Phát biểu tại ngôi trường 100 năm tuổi này, Phó Thủ tướng biểu dương những nỗ lực phấn đấu của ngành GD-ĐT thủ đô nói chung và nhà trường nói riêng. Phó Thủ tướng nhấn mạnh ngành GD-ĐT thủ đô cần có chiến lược phát triển theo hướng chuẩn hóa, tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục. Bên cạnh đó, cần đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy. 

Đổi mới phương pháp dạy học

Hôm nay, 5-9, hơn 22 triệu học sinh, sinh viên cả nước bước vào năm học mới 2012-2013. Trong đó, giáo dục mầm non có hơn 4,1 triệu trẻ; học sinh phổ thông là 15 triệu; hệ TCCN có 610.000 học sinh và hệ ĐH, CĐ có gần 2,3 triệu sinh viên.

Theo Bộ GD-ĐT, chi ngân sách dành cho GD-ĐT năm 2012 lên tới hơn 170.000 tỉ đồng, trong đó xây dựng cơ bản hơn 30.000 tỉ đồng, chi thường xuyên hơn 140.000 tỉ đồng.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho hay nhiệm vụ trọng tâm của năm học này là đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá và phương pháp dạy học, tạo sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học. Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học sâu rộng hơn, triệt để hơn ở tất cả các cơ sở giáo dục trung học; tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT.

Theo Bộ GD-ĐT, giáo viên cần chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học; sắp xếp hợp lý các hoạt động với học sinh, đồng thời tạo điều kiện, hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ. Bộ cũng khuyến khích việc xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với các đối tượng giúp học sinh vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất.

Một nội dung quan trọng khác là Bộ GD-ĐT tiếp tục đẩy mạnh việc giảm tải nội dung chương trình, sách giáo khoa. Việc điều chỉnh, tinh giản được thực hiện ở những kiến thức cùng có ở nhiều môn học (như công nghệ, vật lý hay có trong môn giáo dục công dân nhưng lại được đưa vào hoạt động ngoài giờ lên lớp); các nội dung trùng lặp, những bài tập yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý học sinh.
 
Nhiều trường khai giảng sớm
 
Tại Đà Nẵng, Trường THPT Cẩm Lệ đã khai giảng vào sáng 4-9. Đây là ngôi trường vừa được xây dựng với kinh phí giai đoạn 1 là 13 tỉ đồng, gồm 12 phòng học và 4 phòng bộ môn, nhằm giảm áp lực cho các trường THPT trên địa bàn.
 
Tỉnh Quảng Nam cũng kịp đưa vào sử dụng 353 phòng học và phòng chức năng, 66 phòng thí nghiệm - bộ môn, nhà làm việc, 103 phòng ở cho học sinh và sửa chữa 211 phòng học xuống cấp. Cùng ngày, khoảng 10 trong số 39 trường THPT của tỉnh Quảng Ngãi cũng đã khai giảng.

Báo cáo của Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau cho biết năm học này, toàn tỉnh có 538 trường, 8.473 lớp với  hơn 233.000 học sinh các cấp; đội ngũ giáo viên các cấp đều tăng nhưng chưa đồng bộ, có tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu giáo viên ở một số bộ môn; một số địa bàn vùng sâu, vùng xa như các huyện Ngọc Hiển, Phú Tân… rất khó tuyển giáo viên.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo