Minh họa đĩa bay trong lần đáp thử nghiệm. Ảnh The Straits Times
Sau vài giờ bị trì hoãn do thời tiết, đĩa bay đáp thử nghiệm bằng cách gắn với chiếc dù khổng lồ được phóng lên từ một căn cứ quân sự ở Hawaii. Khi dĩa bay tăng tốc và khi thiết bị dạng hộp đen được kiểm tra, NASA sẽ tổ chức cuộc họp vào 17 giờ GMT hôm 9-6 (0 giờ rạng sáng 10-6 giờ Việt Nam).
Đây là lần thử nghiệm thứ nhì thiết bị dạng đĩa bay được gọi là bộ phận giảm tốc siêu thanh mật độ thấp (LDSD). Trong lần thử nghiệm đầu tiên hồi tháng 6-2014, chiếc dù bị xé toạc thành từng mảnh khi hạ xuống, nên NASA đã thay đổi thiết kế. Vì khí quyển của sao Hỏa rất loãng nên tất cả các loại dù trợ giúp cho các phi thuyền nặng, có vận tốc nhanh tiếp đất cần phải đặc biệt bền chắc.
NASA đã hình dung cách đáp xuống sao Hỏa từ nhiều thập niên trước đây, bắt đầu với sứ mệnh Viking bằng hai chuyến thử nghiệm đáp xuống sao Hỏa hồi năm 1976. Tuy nhiên, với mục tiêu đưa người lên hành tinh đỏ vào năm 2030, cơ quan này đang thử nghiệm công nghệ dù thế hệ mới tiên tiến hơn gọi là dù buồm lái siêu thanh.
Công nghệ này cho phép phi thuyền nặng hơn, có khả năng chuyên chở người, thực phẩm và đồ đạc phụ trợ trên đó đáp xuống nhẹ nhàng. Phòng thí nghiệm phản lực của NASA mô tả chiếc dù lớn chưa từng có này có đường kính 30 m, cho phép đĩa bay nặng 3.088 kg dịch chuyển ở vận tốc siêu thanh đáp xuống.
Thử nghiệm đáp lần này bao gồm việc đưa đĩa bay với bộ phận giảm tốc hình ống bên trong vào bầu trời trên cao Thái Bình Dương rồi đáp bằng dù. Khinh khí cầu sẽ thả phi thuyền và tên lửa sẽ đưa phi thuyền lên cao hơn với tốc độ siêu thanh. Sau đó, chiếc dù dược triển khai khi phi thuyền ở tốc độ gấp 2,35 lần vận tốc âm thanh, giúp phị thuyền giảm tốc và đáp xuống đại dương.
Toàn bộ diễn biến đáp dự kiến kéo dài trong 40 phút.
Bình luận (0)