xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngành kỹ thuật - công nghệ: Không lo thất nghiệp

Lê Thoa - Huy Lân

Chiếm tỉ trọng khoảng 35%, nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ có nhu cầu nhân lực cao nhất trên thị trường lao động

Trong buổi tư vấn trực tuyến với chủ đề: “Kỹ thuật - công nghệ: Còn sức hút?” do Báo Người Lao Động tổ chức sáng 30-3, các chuyên gia khách mời đã giải đáp cặn kẽ cho thí sinh, phụ huynh nhiều vấn đề nóng liên quan đến khối ngành kỹ thuật - công nghệ. Buổi tư vấn nằm trong khuôn khổ chương trình “Đưa trường học đến thí sinh 2017” do Công ty CP Phân bón Bình Điền, Tập đoàn Vingroup, Công ty CP Thương mại và Truyền thông Thời Đại (Sun Group) tài trợ.

Nhiều băn khoăn khi chọn kỹ thuật

Trong số hàng trăm câu hỏi chúng tôi nhận được, có rất nhiều câu cho thấy học sinh đã định hình được ngành, nghề yêu thích trước khi nhắm vào trường công nghệ, kỹ thuật cụ thể. Tuy nhiên, các em lại thể hiện rõ nỗi băn khoăn về cơ hội việc làm, khả năng phát triển, lương bổng trong tương lai. Số khác lo ngại về cơ sở vật chất của các trường khối này không đáp ứng đủ do phải đầu tư lượng kinh phí lớn, chương trình học nặng nề, đầu ra tiếng Anh… khiến các em dễ nản lòng bỏ cuộc.

Cụ thể, học sinh thắc mắc: Giữa kỹ thuật y sinh và công nghệ sinh học, giữa điện - điện tử và điều khiển tự động hóa, ngành nào cơ hội việc làm, khả năng học trên ĐH rộng mở hơn? Bên cạnh đó, nhiều học sinh phân vân giữa các ngành giống nhau từ nhiều trường. Một học sinh cho biết em đang có sự chọn lựa giữa ngành kỹ thuật vật liệu (Trường ĐH Bách khoa TP HCM), khoa học vật liệu (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM) và công nghệ vật liệu (Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm).

Các chuyên gia trả lời trực tuyến, được phát sóng trực tiếp trên Người Lao Động Media Ảnh: Tấn Thạnh
Các chuyên gia trả lời trực tuyến, được phát sóng trực tiếp trên Người Lao Động Media Ảnh: Tấn Thạnh

Trả lời các câu hỏi này, TS Lê Chí Thông, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM, cũng như các khách mời khác chưa vội đưa ra lời khuyên học sinh nên chọn ngành nào, mà giải thích cặn kẽ về quá trình đào tạo, yêu cầu công việc, cơ hội, nơi làm việc của từng ngành để các em nắm rõ nhằm đưa ra sự lựa chọn đúng đắn.

ThS Phạm Thái Sơn, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cũng nhận được loạt câu hỏi về ngành nghề trong nhóm như: Công nghệ thực phẩm, công nghệ chế biến thủy sản, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm, khoa học dinh dưỡng và ẩm thực…

Trong suốt buổi tư vấn, các khách mời cho biết cảm thấy thú vị với rất nhiều câu hỏi. Ví dụ: Là nữ có phù hợp với nhóm ngành công nghệ? Chương trình giảng dạy liệu có nặng nề, hàn lâm quá, ít thực hành? Lỡ đam mê những ngành từng “hot” một thời như xây dựng, dầu khí, điện tử… nhưng lo sợ thời gian gần đây chững lại, khó xin việc? Ngành nào ra trường nhận được mức lương cao nhất? Ngành logistics quá mới mẻ, cơ hội việc làm có cao?…

Nhiều cơ hội việc làm, lương cao

TS Lê Chí Thông thừa nhận gần đây, có hiện trạng vài ngành trong khối “chững lại” do những thay đổi trong nền kinh tế. Tuy nhiên, tình hình không ảm đạm như học sinh suy nghĩ do các trường đã tính toán đào tạo theo nhu cầu nhân lực xã hội.

Ví dụ, ở ngành xây dựng, TS Thông cho biết những năm gần đây, rất nhiều dự án đã và đang được tiến hành như cao ốc nhà ở, văn phòng, các dự án về các công trình giao thông (metro, đường cao tốc...) nên cơ hội việc làm rất lớn. “Để có cơ hội việc làm tốt, trong quá trình học, sinh viên cần cố gắng thực tập, thực hành và trang bị những kỹ năng (các phần mềm chuyên ngành hỗ trợ, tiếng Anh...)” - TS Thông lưu ý. Các chuyên gia cho hay khối ngành công nghệ đang thu hút cả thí sinh nam và nữ, miễn các em có niềm đam mê về kỹ thuật thì sẽ thành công.

Trước sự lo lắng về trình độ Anh văn không tốt sẽ khó xin việc ở ngành công nghệ thực phẩm, ThS Phạm Thái Sơn cho rằng hiện nay, không chỉ ngành này mà tất cả các ngành nghề đều cần khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Ngoài ra, thí sinh có thể chọn tiếng Nhật để học vì Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM đang có chương trình việc làm với mục tiêu đào tạo nhân lực nhóm ngành kỹ thuật công nghệ để làm việc tại Nhật Bản hoặc các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam.

Một học sinh hỏi: “Ngành dệt may ra trường liệu có thất nghiệp phải làm công nhân may? Nghe nói với ngành may, bằng ĐH khó xin việc hơn trung cấp…?”. PGS-TS Nguyễn Đức Minh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, cho hay hiện nay, các trường rất chú trọng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp. Bên cạnh trang bị kiến thức chuyên môn của một kỹ sư, các em còn được thực hành trong xưởng của trường, có kỹ năng cơ bản mà công nhân may phải biết.

“Kỹ sư may có thể thực hiện được những thao tác cơ bản của một công nhân may. Tuy nhiên, chỉ có kỹ sư ở bậc ĐH mới có được kiến thức tổng hợp bậc cao hơn trong công tác quản lý, thực hành máy móc. Do đó, cơ hội việc làm của kỹ sư ĐH bao giờ cũng cao hơn bậc TCCN” - ông Minh lý giải.

Tố chất cần thiết khi chọn kỹ thuật

“Phải chăng khối ngành kỹ thuật học khó, ra trường cũng khó xin việc làm, thu nhập lại không cao như các ngành kinh tế?”. Trước câu hỏi này của một học sinh, ông Nguyễn Quốc Cường, Phó Ban Đào tạo Hội Giáo dục nghề nghiệp, cho biết do suy nghĩ, quan niệm sai lệch của một số bạn trẻ, chứ thực chất không thể so sánh mức độ khó, dễ giữa các ngành học.

Tuy nhiên, nhóm ngành công nghệ, kỹ thuật có một số yêu cầu về tố chất nhất định cho người học như: Tính tự lập, suy nghĩ thực tế, khả năng điều khiển máy móc, làm tốt các công việc thủ công, thích những công việc thực hành, thích làm việc có kết quả thực tế, từ đó các em sẽ có khả năng về kỹ thuật, công nghệ, hệ thống máy móc. Sinh viên nhóm ngành công nghệ - kỹ thuật không lo thiếu việc làm bởi hiện nay, nhu cầu về nguồn nhân lực chiếm tỉ trọng cao nhất (khoảng 35%).

Tài trợ chính:

img

Tài trợ phụ:

img

img

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo