xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều vất vả, lắm niềm vui

Bài và ảnh: Đặng trinh

Những người thầy trụ vững với nghề, được học trò yêu mến đều có tâm huyết và trân trọng nghề nghiệp mà họ đã chọn

Là giáo viên nam duy nhất của TP HCM dạy bậc học mầm non, thầy giáo Dương Anh Khoa, Trường Mầm non Sơn Ca (quận 5), chia sẻ lý do chọn nghề nuôi dạy trẻ: “Ấn tượng về cô giáo đầu tiên, người đã dìu dắt tôi những ngày đầu đi học ở trường mầm non khiến tôi không bao giờ quên. Hình ảnh đó luôn đeo đuổi tôi cho đến khi trưởng thành và tôi quyết theo nghề giáo nhưng phải là giáo viên bậc mầm non”.

Điểm 10 ý nghĩa

Thời gian đầu, thầy Khoa gặp nhiều áp lực vì nam giới mà làm “cô” nuôi dạy trẻ. Thầy Khoa phải cố giải thích và thuyết phục gia đình rằng nếu đi theo nghề khác mà không có tình yêu và đam mê thì không thể gắn bó lâu dài. Cuối cùng, mọi người cũng hiểu và nghề giáo viên mầm non gắn bó với thầy Khoa như định mệnh. “Với bậc mầm non, giáo viên không chỉ là cô, mẹ mà còn là bác sĩ, ca sĩ... Ở vai trò nào cũng phải làm tốt thì trẻ mới mến và chịu sự dỗ dành” - thầy Khoa nói.
img
Cô Bùi Thị Thùy Linh, Trường THPT Trần Khai Nguyên (quận 5, TP HCM) và học trò trong ngày lễ tri ân

Cũng có giáo viên cho biết họ chọn nghề này vì lầm tưởng nó nhàn hạ, ngày 2 buổi lên lớp, nói những điều soạn sẵn là xong. Thế nhưng, khi trải nghề mới thấm nỗi vất vả và qua những nhọc nhằn ấy, họ lại càng gắn bó hơn và tìm thấy những niềm vui. Cô Bùi Thị Thùy Linh, Trường THPT Trần Khai Nguyên (quận 5), nhớ lại: “Hồi sinh viên năm thứ 3 đi kiến tập, mỗi giáo sinh phải dạy 1 tiết để hội đồng thực tập chấm. Lúc đó, tôi được 10 điểm. Cuối đợt thực tập, 1 học sinh đã gặp tôi và nói cô dạy hay quá, em rất thích học. Câu nói đó mới chính là điểm 10 ý nghĩa nhất mà tôi nhận được. Một lần khác, tôi tình cờ gặp lại học trò cũ đã từng dạy trong thời gian thực tập ở Trường THPT Bùi Thị Xuân, em nói rằng đã chọn nghề sư phạm từ hình ảnh và tình cảm dành cho tôi. Những điều bình dị ấy đã giúp tôi không nản lòng trước khó khăn của cuộc sống”.

Phải có tinh thần nhân văn

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền, giáo viên Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4), cho biết vì dạy ở địa bàn có nhiều học sinh “quậy” nên đôi lúc không tránh khỏi sự chạnh lòng, thậm chí nhiều lần phải rơi nước mắt. “Tôi đã gặp không ít học trò cá biệt, trong đó có 1 em làm tôi nhớ mãi. Ngày tôi vào nhận lớp, một số đồng nghiệp đã cảnh báo không nên đụng chạm gì đến học sinh này vì em rất hỗn và thuộc dạng bất trị. Và đúng như thế, khi tôi cho cả lớp làm bài kiểm tra thì học sinh này ngồi cuối lớp văng tục, chửi thề. Tôi vờ như không nghe thấy. Đợi cả lớp ra về hết, tôi gọi em lại rồi hỏi vì sao không làm bài tập? Em nói: Ở nhà đánh lộn hoài thì làm sao mà học. Sau đó, em giơ cánh tay cho tôi xem những vết bầm tím và một vết thương trên vai còn đang rỉ máu” - cô Hiền kể.

Sau đó, cô Hiền tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình học trò thì mới biết em thường bị cha mẹ đánh. “Biết hoàn cảnh của em, tôi không cầm được nước mắt. Sau đó, tôi đề xuất với nhà trường cho em được chọn phương án học tập riêng. Năm đó, cậu học trò cá biệt đậu tốt nghiệp, riêng môn văn được 6,5 điểm” - cô Hiền cho biết.

Theo cô Hiền, nghề giáo trước hết phải quý trọng con người nên người thầy không chỉ có chuyên môn, đạo đức thuần túy mà còn phải có một tinh thần thật nhân văn với học trò. “Nếu không có tinh thần đó thì chuẩn mực nào của người thầy cũng khó cảm hóa được học trò” - cô Hiền nhận định.

Giáo dục học sinh từ tấm gương người thầy

* Tuyên dương và trao thưởng cho 118 nhà giáo trẻ tiêu biểu

Ngày 19-11, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã đến thăm và nói chuyện với đông đảo cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) TP HCM nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

Phó Chủ tịch nước cho biết Bộ GD-ĐT có chủ trương đột phá trong công tác quản lý nâng cao chất lượng là khâu then chốt để đưa sự nghiệp GD-ĐT tiến lên. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là nguyên lý căn bản, xuyên suốt quá trình làm công tác quản lý. “Việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần lồng ghép vào các môn học khác và đặc biệt phải giáo dục cho các em từ tấm gương người thầy” - Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Trước đó, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã tới thăm và tặng quà Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Ngọc Ký. Thay mặt lãnh đạo Đảng và nhà nước, Phó Chủ tịch nước cảm ơn nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký đã không ngừng cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Hiện nay, dù đã nghỉ hưu, lại gặp nhiều khó khăn về sức khỏe nhưng nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài nghiên cứu các công trình giáo dục nuôi dưỡng tâm hồn các thế hệ học trò.

* Cùng ngày, tại Nhà Văn hóa Thanh Niên, Thành đoàn TP HCM tổ chức lễ tuyên dương và trao thưởng cho 118 nhà giáo trẻ tiêu biểu năm 2013.

Trong số này, có 69 thầy cô các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trung tâm giáo dục thường xuyên; 49 thầy cô các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố. Họ là những tấm gương tiêu biểu về lối sống mẫu mực, hết lòng vì học sinh, sinh viên thân yêu, tận tụy với nghề, không ngừng học tập vươn đến những kiến thức mới để phục vụ cho mỗi giờ đứng lớp...
 H.Lân
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo