xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế

PHẠM TẤN HOÀNG- Giáo viên Trường THPT Vĩnh Viễn, TP HCM

(NLĐO) - Tiếng Anh là môn thi thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, đồng thời đây là môn được nhiều thí sinh chọn trong tổ hợp môn xét tuyển ĐH. Thí sinh lưu ý ôn thi để đạt điểm cao môn tiếng Anh nhằm có nhiều lợi thế trong xét tốt nghiệp lẫn xét tuyển ĐH.

Về cơ bản, mỗi đề thi tiếng Anh sẽ được phân bổ theo các dạng câu hỏi như sau: 12 câu đọc hiểu (8 câu bài đọc dài, 5 câu bài đọc ngắn); 14 câu lẻ ngữ pháp từ vựng; 5 câu điền từ; 5 câu viết lại sao cho gần nghĩa nhất với câu gốc (3 câu viết lại, 2 câu kết hợp câu); 4 câu ngữ âm (2 câu phát âm, 2 câu trọng âm); 4 câu đồng nghĩa trái nghĩa (2 câu đồng nghĩa, 2 trái nghĩa); 3 câu lỗi sai; 2 câu giao tiếp.

Theo đó, thí sinh cần nên cố gắng ôn tâp theo gơi ý sau:

1.Ngữ âm

Theo trình tự thí sinh nên làm lần lượt phần ngữ âm vì đây là phần dễ ghi điểm. Với dạng bài ngữ âm, trọng âm, ngoài học thuộc một số quy tắc phổ biến  như phát âm đuôi -ed, -s/es, thì việc làm nhiều bài tập để biết được cách phát âm, đánh trọng âm của từ là rất quan trọng. Mặc dù có qui tắc chung nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ, vì thế luyện tập theo thói quen. Cần đặc biệt lưu ý các trường hợp ngoại lệ (xuất hiện trong sách giáo khoa) hoặc những trường  hợp phụ âm câm.

2. Từ vựng và ngữ pháp

Kế đó là phần từ vựng và ngữ pháp. Hiện nay, môt trong những vấn đề các giáo viên dạy trực tiếp các lớp 12 trường công lẫn trường tư than phiền là các em lười học từ đưa đến việc không có vốn từ để làm bài.

Thực ra để ghi nhớ từ vựng có rất nhiều cách, nhưng quan trọng nhất là thí sinh phải tìm ra được cách thức ghi nhớ từ vựng tiếng Anh phù hợp với chính mình (ghi chú lại từ vựng kèm ví dụ minh họa cụ thể theo từng chủ đề), học theo các bảng wordform thường được thống kê theo hình thức khung bảng phân loai từ: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ; rà soát số từ trong tâm mỗi bài có trong sách giáo khoa ở trang cuối …. Sau đó củng cố lại bằng cách làm bài tập liên quan đến phần từ vựng.

Ngoài ra, khi học từ vựng thí sinh cần lưu ý về các dạng từ của đề thi gồm Thành ngữ (Idioms), Cụm động từ (Phrasal verb), Cấu trúc câu (Phrase, Pattern), Sự kết hợp từ (Collocation) để có thể ghi chú và học một cách logic hơn.

Đặc biệt, dạng câu hỏi về từ đồng nghĩa, trái nghĩa thường đòi hỏi vốn từ vựng rộng đi kèm với kỹ năng suy đoán nghĩa của từ trong câu. Vì thế, thí sinh cũng có thể luyện tập kỹ năng suy luận và loại trừ đáp án. Về phần ngữ pháp, các sĩ tử cần chú trọng vào ngữ liệu trong sách giáo khoa, vì đề thi thường bám rất sát phần ngữ pháp trong sách, không cho quá xa vời. Tuy nhiên, đối với những bạn mong muốn đạt điểm cao thì cần chú trọng và đọc thêm về một số dạng ngữ pháp đặc biệt khác.

Dạng bài chức năng giao tiếp trong đề thi THPT quốc gia khá đa dạng về các chủ đề giao tiếp trong cuộc sống, từ việc cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, xin phép, đề nghị… đến những câu hỏi, câu nói thường ngày. Để làm tốt phần nay cần ra xét các chủ điểm theo đơn vị bài học.

3. Tránh các lỗi thường gặp

Dưới đây là một số nhóm lỗi mà các em cần chú ý khi làm bài tập hoặc bài thi dạng này. Lỗi chọn từ: nghĩa của từ, từ loại;

Lỗi liên quan đến thời của động từ, sử dụng và kết hợp thời; Lỗi về thành ngữ, động từ thành ngữ; Lỗi liên quan đến mệnh đề và dạng câu.

Với mỗi câu dạng tìm lỗi, các em có thể thực hiện 3 bước sau:

– Bước 1: Đọc cả câu để nắm rõ: Nghĩa cần truyền đạt; Thời và cấu trúc câu/loại câu.

– Bước 2: Dựng câu đúng trên cơ sở đã phân tích.

– Bước 3: So sánh từ/cụm từ được gạch dưới với câu đúng mà mình vừa dựng, xác định lỗi dựa trên các nhóm lỗi chính đã học.

Cả 3 bước này đều diễn ra trong đầu và diễn ra rất nhanh trong vòng khoảng 1 phút/ một câu hỏi thi. Vì thế để làm quen dạng bài này các em nhớ thường xuyên luyện tập.

Ôn thi tiếng Anh đạt điểm cao để dành lợi thế - Ảnh 1.

Thí sinh ôn bài trước khi bước vào môn thi tiếng Anh. ẢNh: Hoàng Triều

4. Đọc hiểu

Phần này  phân loại thí sinh khá giỏi. Thí sinh chú ý làm bài đoc hiểu theo trình tự sau

– Bước 1: Hãy đọc một mạch thật nhanh từ đầu đến hết bài đọc, không dừng lại khi có từ mới. 1 phút để thực hiện bước này và trả lời  câu hỏi: Chủ đề của bài này là gì? Các sự kiện của bài diễn ra trong quá khứ hay hiện tại? Bài có mấy khổ, mỗi khổ nói về chủ đề gì?

– Bước 2: Đọc từng câu hỏi một. Với mỗi câu hỏi, xác định xem thông tin cần tìm trong bài là gì, xác định vị trí thông tin trong bài đọc. Xem cả 4 đáp án đã cho và lựa chọn ra đáp án đúng. Chú ý không dừng lâu ở những câu khó mà bỏ qua.

– Bước 3: kiểm tra lại đáp án và xử lý câu hỏi khó.

5. Điền vào chỗ trống

Riêng phần điền vào chỗ trống  để ý các câu trắc nghiệm dạng chọn từ/cụm từ điền vào chỗ trống bao gồm cả phần kỹ năng viết, trắc nghiệm từ vựng, trắc nghiệm ngữ pháp và trắc nghiệm chức năng giao tiếp.

– Bước 1: đọc cả câu để nắm rõ: Nghĩa cần truyền đạt; Thời và cấu trúc câu/loại câu;

– Bước 2: Phân tích chỗ trống cần điền, thí sinh đọc không chỉ câu có chứa chỗ trống cần điền, mà cả câu trước và sau nó để nắm rõ ý và xác định từ cần điền đóng vai trò ngữ pháp là gì, nghĩa là gì, có thể là từ loại nào( thông thường những từ cần điền rất rõ do các giới từ phía sau qui định nghĩa)

– Bước 3: đọc kỹ cả 4 đáp án đã cho và chọn đáp án đúng : phân tích phân tích đáp án cho sẵn, loại đáp án sai, tìm đáp án đúng.

– Bước 4: kiểm tra lại từ đầu đến cuối, tìm sai sót và sửa nếu có.

6. Viết lại câu

Phần cuối cùng trong đề thi là viết lại câu mà nghĩa của nó gần giống với câu gốc. Để làm được bài này, học sinh cần nắm vững cách sử dụng liên từ, cách dùng mệnh đề quan hệ, mệnh đề danh ngữ, mệnh đề rút gọn… (đối với dạng nối câu) và đảm bảo nghĩa của câu mới giống hoàn toàn so với câu gốc, đồng thời đúng ngữ pháp (đối với dạng câu đồng nghĩa).

Các bước chuẩn bị

Để chuẩn bi tốt cho kỳ thi THPT quốc gia 2019 nên cố gắng làm theo các lô trình và những nguyên tắc sau:

Lên kế hoạch chi tiết

Hãy liệt kê các nội dung chính cần ôn tập để bắt đầu lập kế hoạch cụ thể những phần học đó. Những hướng dẫn ôn thi THPT quốc gia của Bộ GD-ĐT sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp cho bạn tránh được việc bỏ sót kiến thức.

Phân loại kiến thức để ôn luyện theo chủ đề

Hãy chia nhỏ theo những chủ đề, bài học khác nhau. Sau đó, chi tiết hơn, mỗi bài học hãy chú ý về từ vựng chính của bài, các từ/ từ loại mở rộng và các cấu trúc ngữ pháp.Thông thường các giáo viên thường theo hướng ôn theo chuyên đề này: Tenses(thì),Conditional setences,Passive voice, Relative clauses…..

Rèn luyện kỹ năng làm bài

Để có được kết quả thi cao, các bạn cần có kỹ năng làm bài thật nhuần nhuyễn như nắm được cách làm bài, các ngữ pháp căn bản như các thì, câu bị động, câu điều kiện… Và hãy cố gắng làm thật nhiều dạng bài khác nhau, làm quen với các đề thi tham khảo để không bị bỡ ngỡ khi làm đề thi thật.

Hiểu rõ các cấu trúc

Dù là từ mới hay cấu trúc ngữ pháp hãy thực hành ngay với chúng bằng cách vận dụng vào các tình huống, lấy các ví dụ minh họa…để có thể nhớ lâu và hiểu rõ. Thầy cô giáo sẽ là người cung cấp nguồn thông tin hữu ích nhất khi bạn gặp những thắc mắc khi ôn luyện.

Phát huy tác dụng của những cuốn sổ tay ngữ pháp

Do đặc thù kỳ thi viết nên ngữ pháp vẫn là phần quan trọng trong bài thi tiếng Anh. Sổ tay ngữ pháp sẽ giúp bạn lưu ý được những lỗi đơn giản nhất, những cấu trúc bạn đã từng sai để không mắc lại. Đồng thời, để củng cố thêm phần ngữ pháp cho bài thi, bạn cũng có thể thực hành từ nhiều nguồn khác nhau như: Internet, sách, báo…


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo