Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các video ghi lại hình ảnh đi tiểu của động vật trong sở thú, kết hợp chúng với các dữ liệu về khối lượng, áp lực bàng quang và kích thước niệu đạo để có thể đi đến những kết luận mà họ gọi là “luật đi tiểu”.
Họ cũng có thể tạo ra mô hình toán học hệ thống tiết niệu của động vật và phát triển thành lý thuyết giải thích tại sao động vật lại đi tiểu trong cùng một thời gian như vậy.
Các nhà khoa học đã so sánh thời gian tiểu tiện mà những động vật có kích thước lớn như voi với các động vật nhỏ hơn như chó, dê. Voi có bàng quang lớn nhưng bù lại, chúng có niệu đạo dài và rộng (với đường kính khoảng 10 cm và dài khoảng 1 m), nghĩa là nước tiểu có thể chảy với tốc độ nhanh hơn so với các động vật nhỏ, tốc độ dòng chảy cũng tăng lên do ảnh hưởng của trọng lực. Trong khi đó, các động vật nhỏ tuy có bàng quang nhỏ nhưng niệu đạo cũng nhỏ, tốc độ dòng chảy chậm hơn, vì vậy nước tiểu chậm thoát. Kết quả, các động vật nhỏ và lớn đều cần thời gian gần tương đương nhau để làm rỗng bàng quang.
Trọng lực đóng một vai trò nhỏ trong việc đi tiểu ở động vật nhỏ như chuột và dơi. Thay vào đó, độ nhớt, sức căng bề mặt mới là nguyên nhân chi phối chủ yếu. Điều này giải thích tại sao động vật nhỏ lại đi tiểu thành từng giọt một chứ không phải thành 1 dòng liên tục như ở những động vật có vú lớn hơn.
Bà Yang hi vọng việc nghiên cứu luật đi tiểu này có thể giúp chẩn đoán các bệnh về tiết niệu ở voi và các động vật có vú to lớn khác. Thậm chí, nó còn mang lại cảm hứng mới cho những thiết kế tháp nước, máy bơm bằng cách sử dụng trọng lực.
Bình luận (0)