xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Siết đào tạo tại chức

YẾN ANH

Ngoài việc giảm chỉ tiêu đào tạo tại chức, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét nhiều giải pháp như liên thông chính quy - tại chức, tại chức thi chung chính quy...

Một giảng viên ĐH nhiều năm dạy các lớp tại chức giấu tên cho rằng vì đào tạo tại chức là “siêu lợi nhuận” nên các trường ĐH thi nhau về địa phương mở lớp. Đặc điểm chung của các lớp này là sĩ số không hạn chế, giảng viên được thuê từ nhiều nguồn và  không ít người chưa đạt chuẩn, thiếu kinh nghiệm giảng dạy.
 
“Chính vì Bộ GD-ĐT giao quyền cho các trường ĐH được liên kết mở lớp đào tạo tại chức với các trung tâm giáo dục thường xuyên địa phương nên đã dẫn đến tình trạng mở lớp tràn lan. Thậm chí, nhiều lớp mang tính đặc thù nghề nghiệp cao cũng cho phép mở ngoài trường ĐH mà không được giám sát và quản lý chất lượng” – giảng viên  này cho biết. 
 
Theo GS Phạm Minh Hạc, nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT, hệ đào tạo tại chức đang bị biến tướng, người học thì vì chức vị; thầy về địa phương thì “nhân nhượng” học viên, chấm bài vở qua loa cho có. Trong khi đó, cách thức quản lý đối với hệ tại chức lại hết sức lỏng lẻo. GS Phạm Minh Hạc cho rằng Bộ GD-ĐT phải nghiêm khắc xem xét lại việc giao chỉ tiêu đào tạo, không nên chạy theo số lượng đào tạo không chính quy để đạt được mục tiêu về số sinh viên/vạn dân, trong khi các trường chưa thể đủ lực mở rộng đào tạo chính quy. Việc giao chỉ tiêu đào tạo phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở thực lực của các cơ sở, không phải nơi nào cũng có thể đào tạo tại chức.
 
GS Phạm Minh Hạc đề nghị Bộ GD-ĐT phải nghiêm túc xử lý sai phạm của các cơ sở trong đào tạo hệ tại chức; hiệu trưởng phải có các biện pháp để kiểm soát việc giảng dạy của giảng viên, việc tổ chức dạy học... Bộ GD-ĐT cũng cần yêu cầu các trường phải tách hẳn khâu kiểm tra, đánh giá, độc lập với hoạt động giảng dạy để học viên phải học thật, thi thật.
 
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết bộ đã nhận thấy sự bất thường về quy mô của hệ đào tạo tại chức. Vì vậy, trong năm 2010, bộ đã giảm chỉ tiêu hệ đào tạo không chính quy xuống còn khoảng 70% so với hệ chính quy. Con số này sẽ được tiếp tục thắt chặt thêm nữa vào năm 2011 theo hướng xem xét chỉ tiêu tuyển hệ vừa học vừa làm dựa trên năng lực tổng thể của trường.
 
Về những giải pháp siết chặt đào tạo tại chức, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết dự kiến trong thời gian tới, chỉ tiêu đào tạo sẽ giao theo ngành, không cho các trường đào tạo quá rộng một ngành nào đó, trong khi những ngành cần lại không có thí sinh. Điều này góp phần giải quyết tình trạng một số ngành mà nhu cầu xã hội cao như kỹ thuật nhưng không có người học; trong khi khối quản lý, kinh tế lại quá đông dẫn đếnquá tải, chất lượng không bảo đảm.
 
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, việc triển khai đào tạo tín chỉ rộng rãi trong các trường ĐH sẽ tạo điều kiện cho sinh viên hệ tại chức có thể học với hệ chính quy nếu thời gian cho phép. Người học sẽ cùng tham gia kỳ thi cuối khóa với sinh viên chính quy để nâng cao chất lượng đào tạo. Ông Bùi Văn Ga cho biết Bộ GD-ĐT cũng khuyến khích các trường liên thông đào tạo tại chức với chính quy để sinh viên chính quy và tại chức có thể học chung, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo.
 

Tuy nhiên, trên thực tế, khó có thể bắt buộc các lớp tại chức phải học chung với sinh viên chính quy vì người học phần lớn tại chức, tranh thủ theo học ở các lớp buổi tối.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo