xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Siết đầu vào, cửa sư phạm hẹp hơn?

LÊ THOA

Với việc Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ điểm sàn vào trường sư phạm, dự báo công tác tuyển sinh sẽ khó khăn hơn nhưng học sinh giỏi, đam mê nghề giáo vẫn có nhiều cơ hội

Theo quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chỉ quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên ở trình độ ĐH, CĐ, trung cấp (TC). Với các trường xét tuyển dựa trên điểm thi THPT quốc gia, ngưỡng điểm này được bộ xác định căn cứ kết quả của kỳ thi.

Điểm mới khi xét tuyển vào sư phạm

Cụ thể, với hình thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT, ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH là học sinh xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên; với trình độ CĐ, TC, xét tuyển học sinh xếp loại học lực lớp 12 từ khá trở lên.

Siết đầu vào, cửa sư phạm hẹp hơn? - Ảnh 1.

Thí sinh trúng tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP HCM làm thủ tục nhập học Ảnh: TẤN THẠNH

Ngoài ra, với hình thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT, ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH là học sinh xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên; với trình độ CĐ, TC, xét tuyển học sinh xếp loại học lực lớp 12 từ khá trở lên.

Ngoài ra, quy chế còn cho phép ngành sư phạm mở rộng điều kiện tuyển thẳng với học sinh trường chuyên. Cụ thể, các trường đào tạo sư phạm có thể mở rộng diện xét tuyển thẳng đối với học sinh đã tốt nghiệp trường trung học phổ thông chuyên của các địa phương vào các ngành phù hợp với môn học chuyên hoặc môn đạt giải. Điều kiện xét tuyển là thí sinh có 3 năm học THPT chuyên của địa phương đạt loại giỏi hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức và các điều kiện khác do trường quy định trong đề án tuyển sinh của mình.

Đây là điểm hoàn toàn mới. Trong các quy định xét tuyển thẳng trình độ ĐH, CĐ vào các ngành sư phạm những năm trước đây, chỉ học sinh đạt thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế mới được ưu tiên xét tuyển thẳng.

Cũng theo quy chế mới này, người có bằng TC ngành sư phạm loại giỏi trở lên, người có bằng TC ngành sư phạm loại khá có ít nhất 2 năm làm việc theo chuyên ngành hoặc nghề đã được đào tạo được tuyển thẳng vào cùng ngành sư phạm trình độ CĐ.

Đừng quá hoang mang khi chọn sư phạm

Trước những thay đổi về quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ 2018, các trường ĐH lớn có các ngành đào tạo giáo viên tại TP HCM cho biết đề án tuyển sinh của họ không vì thế mà bị ảnh hưởng.

TS Mỵ Giang Sơn, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, cho biết về cơ bản, việc tuyển sinh của trường vẫn giữ nguyên kế hoạch. "Mọi năm, các ngành sư phạm của Trường ĐH Sài Gòn đều có chỉ tiêu ít, nằm trong tốp điểm chuẩn cao nên năm nay, nếu bộ quy định điểm sàn, trường cũng không bị ảnh hưởng" - ông khẳng định.

Theo chuyên gia này, song song với việc thắt chặt đầu vào, cần có chế độ, chính sách tăng lương, giải quyết việc làm đầu ra để thu hút thêm nữa những người giỏi vào ngành.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho biết đề án tuyển sinh của trường vẫn giữ nguyên sau khi Bộ GD-ĐT công bố quy chế. Ông ủng hộ việc đặt chuẩn cho các ngành đào tạo giáo viên.

Theo ông Dũng, bài toán đặt ra là giải quyết vấn đề thất nghiệp sau ra trường ở ngành này. Do đó, nếu quy định điểm sàn cho ngành này, chỉ tiêu có thể giảm tới 30% ở các trường xưa nay đào tạo tràn lan, thu hút những học sinh trường chuyên, học bạ giỏi, nâng cao chất lượng giáo sinh. Đồng thời, số lượng bị thắt chặt cũng khiến cơ hội việc làm cho các em tăng lên. "Do đó, thí sinh năm nay đừng quá hoang mang. 4 năm sau, khi ra trường, các em sẽ dễ dàng xin việc hơn các anh chị đi trước" - PGS-TS Đỗ Văn Dũng khẳng định.

Theo ThS Lê Phan Quốc, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP HCM, trường sắp công bố đề án tuyển sinh chính thức năm 2018. Theo đó, dự kiến năm nay, trường sẽ bổ sung phương thức xét tuyển bằng học bạ (20%) bên cạnh tuyển thẳng (10%) và xét kết quả THPT quốc gia (70% chỉ tiêu).

"Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng việc tuyển thẳng học sinh giỏi, học sinh trường chuyên sẽ giúp thu hút nhiều người giỏi thực sự vào sư phạm. Thứ nữa, các em học sinh giỏi có tâm lý an tâm, thoải mái khi được vào trường" - ông Quốc bày tỏ. 

Không lo thiếu nhân lực

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT, thừa nhận việc quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng tối thiểu cho ngành sư phạm có thể khiến số lượng trúng tuyển hoặc đăng ký xét tuyển sẽ giảm so với những năm trước. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT không lo thiếu nhân lực vì thời gian qua, nhân lực ngành sư phạm được đào tạo khá dồi dào. Ngoài ra, từ năm 2018, chỉ tiêu của các trường sư phạm sẽ được cân đối trên cơ sở nhu cầu sử dụng giáo viên thực tế của các địa phương trong những năm tới.

Y.ANH

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo