xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Siết liên thông để đào tạo đúng hướng

YẾN ANH

Vụ Giáo dục ĐH cho biết chưa có thông tư nào trước khi ban hành, vụ lại có nhiều trăn trở như thông tư về liên thông nhưng cái đích cuối cùng là để bảo vệ người học

Theo quy định mới của Bộ GD-ĐT, từ ngày 7-2, muốn liên thông lên ĐH, CĐ, người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ chưa đủ 36 tháng sẽ phải dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ cùng với học sinh phổ thông.

Sinh viên CĐ, trung cấp than trời!

Quy định này khiến nhiều sinh viên muốn học liên thông lên ĐH, CĐ “choáng váng” vì độ khó khăn của nó, nói theo cách của một sinh viên Trường CĐ Du lịch Hà Nội là “chặn” đường lên ĐH của sinh viên. Với rất nhiều người, liên thông từ bậc trung cấp lên CĐ, ĐH là đường vòng để có tấm bằng ĐH, bởi dù trượt ĐH thì cũng chỉ mất thêm khoảng một năm nữa là sinh viên CĐ đã có cơ hội lấy bằng ĐH chính quy.
 
img
Giảng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng (TPHCM) hướng dẫn sinh viên trong giờ thực hành. Ảnh: TẤN THẠNH
 
Lê Hồng Phương, sinh viên năm thứ nhất Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội, nói em thật sự bất ngờ trước quy định mới. Thi ĐH 2 năm đều thiếu nửa điểm mới bằng điểm sàn ĐH nên Phương quyết định chọn học CĐ với lời khuyên của các anh chị đi trước là xong CĐ học thêm 2 năm để lấy bằng ĐH. “Mới tốt nghiệp THPT đi thi ĐH đã không đủ điểm sàn thì làm sao em có thể thi được với học sinh khi mà sau 3 năm không học đến kiến thức phổ thông” - Phương buồn bã cho hay. Không chỉ các sinh viên, mà ngay cả nhiều giảng viên, cán bộ quản lý cũng bất ngờ trước quy định này của Bộ GD-ĐT. Bà Trần Kim Phượng, Chủ tịch HĐQT Trường CĐ ASEAN, nhìn nhận thực tế là những học sinh trượt ĐH mới vào trung cấp, CĐ.
 
 Học mấy năm ở đó các em rơi rớt hết kiến thức rồi, lại bắt đi thi cùng đợt với học sinh mới tốt nghiệp phổ thông là bất hợp lý. Một chuyên gia tuyển sinh cũng nhận định với đầu vào rất thấp của học sinh trung cấp (phần lớn hiện nay các trường chỉ xét tuyển, ngoài học sinh tốt nghiệp THPT còn có cả học sinh tốt nghiệp lớp 9, học sinh học giữa chừng các lớp 10, 11, 12) thì rất khó có thể đạt điểm trung bình ở kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy. Tuy nhiên, chuyên gia này nhấn mạnh cốt lõi của quy định này là để bảo đảm chất lượng đào tạo, vấn đề sống còn của các trường. Vì thế, cần phải làm nghiêm dù quy định này khiến các trường kém vui. Quy định này cũng để đối phó với thực tế vì không tuyển được sinh viên chính quy nên nhiều trường đã xin chuyển đổi chỉ tiêu từ chính quy sang liên thông để có sinh viên tới học.

“Siết” để không biến tướng

Ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT khẳng định tất cả những gì thông tư đưa ra chỉ là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người học. Ông Tuấn cũng nói thêm chưa có thông tư nào cơ quan này trăn trở và tiếp thu nhiều ý kiến như thông tư về liên thông. Thực tế qua khảo sát nhiều trường cho thấy liên thông đã bị biến tướng rất nhiều, nhiều trường đào tạo ngoài nhà trường, liên kết tràn lan, chương trình đào tạo bị cắt xén, dẫn đến chất lượng đào tạo thấp. Ngay chính xã hội cũng lên án, các cơ quan, doanh nghiệp từ chối nhận người có bằng liên thông.

Trước việc nhiều sinh viên sử dụng liên thông như là đường vòng để vào ĐH, ông Tuấn khẳng định mục tiêu như vậy là sai ngay từ đầu. “Mỗi hệ đào tạo có mục tiêu riêng, chuẩn đầu ra riêng để cung cấp lao động cho thị trường nhân lực. Còn nếu đi học nghề lại chỉ để sau đó vào ĐH, CĐ thì có cần tồn tại những trường trung cấp nghề hay không?”  - ông Tuấn nhấn mạnh. Ông cũng cho biết thêm: Một trường nghề đầu tư máy móc thiết bị học tập rất tốn kém, trong khi người học ở đó lại chỉ chăm chăm đi học liên thông thì chẳng nên đầu tư làm gì. “Người học trung cấp nghề, CĐ nghề ra trường cần phải đi làm việc chứ không phải để đi học tiếp ĐH. Ban hành thông tư mới này là để các trường tồn tại đúng chức năng của nó chứ không phải là đường vòng lên ĐH” - ông Tuấn nói.

Trước lo lắng của các trường và cả sinh viên, ông Bùi Anh Tuấn thừa nhận trong năm đầu thực hiện có thể còn khó khăn, bỡ ngỡ. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo phải thay đổi thích hợp với thị trường lao động, không phải chỉ xây dựng chương trình để đáp ứng liên thông. Ông Tuấn nhấn mạnh: Bộ GD-ĐT không đối lập với các trường, với người học, mà làm sao để các trường, người học đi đúng hướng, đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực.

Các môn thi theo quy định mới

Theo quy định mới, người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ đủ 36 tháng khi thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH hệ chính quy phải dự thi 3 môn gồm: một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề).
 
Những người chưa có bằng đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy do Bộ GD-ĐT tổ chức hằng năm. Việc tổ chức tuyển sinh, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển được thực hiện theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy hiện hành.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo