Tuy nhiên, theo ETEP, chương trình bồi dưỡng giáo viên cũng gặp một số khó khăn khi có khoảng 8%-10% tỉ lệ giáo viên phổ thông cốt cán hao hụt theo thời gian sau khi được bồi dưỡng các mô-đun, do những nguyên nhân như nghỉ thai sản, chuyển đổi vị trí công việc từ giáo viên sang quản lý, nghỉ hưu... Nhiều Sở GD-ĐT lựa chọn đội ngũ cốt cán chưa phủ hết các môn học, cấp học; nhiều học viên sau khi hoàn thành mô-đun 1 lại không tiếp tục học mô-đun 2, 3. Cơ cấu đội ngũ cốt cán chưa cân đối ở một số địa phương. Đặc biệt, một số giáo viên phổ thông chỉ muốn chọn môn chính, không muốn học các môn kiêm nhiệm như hoạt động trải nghiệm, nhiều phòng GD-ĐT không có giáo viên cốt cán ở một số môn.
Tăng cường bồi dưỡng giáo viên cho chương trình mới (ảnh minh họa). Ảnh: NLĐO
ETEP cho hay việc thiếu hụt giáo viên cốt cán ảnh hưởng tới việc hướng dẫn đồng nghiệp tự bồi dưỡng, một số địa phương đã phải huy động giáo viên cốt cán hỗ trợ nhiều huyện trên địa bàn. Điều này dẫn đến một số giáo viên cốt cán quá tải phải hướng dẫn 100 giáo viên đại trà, trong khi yêu cầu 1 giáo viên cốt cán chỉ hỗ trợ khoảng 30 đại trà.
Tại tọa đàm về bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), nhấn mạnh mỗi nhà giáo phải tự xác định không ngừng tự bồi dưỡng. Đây chính là quá trình tự cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình công tác. Nguồn tài liệu trên internet vô cùng da dạng và phong phú, bằng kỹ năng tìm kiếm, lựa chọn thông tin, mỗi nhà giáo cần tự rèn luyện cho mình năng lực tự học để có thể lựa chọn cho bản thân những thông tin bổ ích, thiết thực.
Bình luận (0)