Một giờ học của khối 12 hệ THPT tại TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Không thi môn lịch sử
Ngoài 3 môn thi bắt buộc là toán, văn, ngoại ngữ thì việc Bộ GD-ĐT chọn thêm 3 môn trong 5 môn cơ bản (vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý) trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT là chuyện bình thường. Tuy nhiên, khi biết sẽ thi hóa học, sinh học, địa lý thì học sinh tại TPHCM đón nhận với những tâm trạng khác nhau.
Áp lực kết quả tốt nghiệp
Hầu hết các trường THPT ở TPHCM cho biết tuy phải dạy và học nghiêm túc ngay từ đầu năm học nhưng khi Bộ GD-ĐT công bố các môn thi tốt nghiệp thì vẫn phải tổ chức tăng tiết nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng làm bài cho học sinh để có kết quả thi tốt nhất.
Hiệu trưởng một trường THPT công lập nói không hẳn là bệnh thành tích nhưng sau 12 năm học phổ thông, không chỉ học sinh muốn đậu tốt nghiệp mà thầy cô giáo lẫn phụ huynh cũng đều muốn, bởi đơn giản là đậu tốt nghiệp THPT mới được dự thi ĐH, CĐ. Áp lực về kết quả thi tốt nghiệp còn đè nặng hơn lên các trường ngoài công lập vì có kết quả tốt sẽ là thành tích để các trường dễ tuyển sinh tốt trong những năm tiếp theo.
Các môn thi được chọn ngẫu nhiên Trước băn khoăn của dư luận về việc không tiếp tục tổ chức thi môn lịch sử mà thi môn địa lý, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết các môn thi được chọn ngẫu nhiên để bảo đảm tính khách quan nhằm tránh học tủ, học lệch. Đề thi vẫn sẽ bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Bộ GD-ĐT sẽ chủ động giao cho các địa phương việc tổ chức coi thi, chấm thi nhưng thắt chặt khâu chấm thi bằng việc tổ chức chấm thanh tra ít nhất 10% số bài thi các môn tự luận. Để tăng cường kỷ luật phòng thi, thí sinh được mang các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin vào phòng thi.
Y.Anh |
Bình luận (0)